Đám tang của người Việt và 4 phong tục tang lễ

Đám tang của người Việt và 4 phong tục tang lễ

  • Ngày đăng: 23/12/2023
  • Người xem: 9353
  • Hiện tại: 57
Các lễ nghi trong đám tang của người Việt Nam

Ngày nay, lễ nghi trong đám tang của người Việt Nam vẫn giữ được những nét truyền thống, mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc. Tùy theo vùng miền, mỗi lễ nghi có những đặc trưng riêng. Bài viết sau đây sẽ nêu chi tiết các nghi lễ quan trọng cần có trong tổ chức tang lễ của người Việt.

Các nghi lễ chính trong tang lễ của người Việt Nam

Trong phong tục ma chay Việt Nam thì quan trọng nhất là 4 nghi thức sau:

Nhập liệm

Lễ nhập liệm là nghi thức đầu tiên trong tang lễ, thực hiện sau khi người mất được tắm rửa, mặc quần áo mới và đặt lên giường. Trong lễ này, con cháu sẽ khâm liệm người mất.

Khâm liệm là nghi thức dùng vải để quấn người đã mất. Thường thì người nhà sử dụng vải trắng, hoặc vải tơ lụa (đối với gia đình khá giả) để làm đại liệm và tiểu liệm. Màu trắng tượng trưng cho sự thanh khiết.

Việc khâm liệm phải ước lượng chiều cao, chiều rộng của người mất để làm không thiếu thốn. Sau khâm liệm, dùng một chiếc chăn hay tấm vải mỏng để bọc bên ngoài, tránh nhìn thấy thi thể.

Nhập quan

Sau khi khâm liệm xong, người thân đứng quanh quan tài, nâng người đã mất bằng bốn góc của tấm vải tạ quan và đặt vào quan tài, gọi là nhập quan. Quan tài được đưa vào nhà, đặt chính giữa gian nhà, phần đầu hướng ra cửa chính, phần chân hướng vào bàn thờ. Quan tài phải quay đầu ra ngoài.

Khi đóng nắp quan tài, đặt bảy ngọn nến trên nắp tượng trưng cho 7 ngôi sao. Trên quan tài, người ta đặt một chén cơm úp (hai chén cơm úp thành một), trên có cắm đôi đũa và quả trứng gà luộc, gọi là cơm bông. Ngày xưa, có tục cướp cơm bông để cho trẻ ăn phòng bệnh. Người nhà thắp đèn liên tục, đổ dầu hôi dưới chân quan tài để xua đuổi côn trùng.

Sau khi khâm liệm, người mất sẽ được cho vào áo quan
Sau khi khâm liệm, người mất sẽ được cho vào áo quan

Lễ chuyển cữu

Lễ chuyển cữu được thực hiện trước khi đưa linh cữu đi an táng. Trước ngày phát dẫn, một hôm phải làm lễ chiêu điện để chuyển cữu. Quan tài được đưa ra khỏi nhà, đặt lên xe tang. Con cháu thắp hương, khấn vái và đọc kinh cầu siêu cho người mất. Lễ chuyển cữu mang ý nghĩa đưa linh hồn người mất về với tổ tiên.

Trong lễ chuyển cữu, quan tài được đưa ra khỏi nhà, đăt lên xe tang
Trong lễ chuyển cữu, quan tài được đưa ra khỏi nhà, đăt lên xe tang

Lễ cất đám

Lễ cất đám là nghi thức cuối cùng trong tang lễ, đưa linh cữu về nơi an nghỉ cuối cùng. Trước khi cất đám, có lễ động quan, sửa soạn mọi thứ sẵn sàng. Con cháu thắp hương, khấn vái và đọc kinh cầu siêu.

Lễ cất đám mang ý nghĩa đưa linh hồn người mất về với đất mẹ. Linh cữu luôn được để đầu đi trước, với ý nghĩa người mất còn nhớ con cháu mà nhìn lại.

Ngoài các nghi thức trên, tang lễ truyền thống Việt Nam còn có nhiều nghi thức khác như lễ thành phục, lễ phát tang, lễ hạ huyệt, lễ mở cửa mả. Mỗi nghi thức đều mang ý nghĩa riêng, thể hiện sự kính trọng và biết ơn của con cháu đối với người đã khuất.

Ngày nay, do cuộc sống hiện đại, nhiều nghi thức trong tang lễ truyền thống đã được giản lược hoặc thay đổi. Tuy nhiên, những nghi thức mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc vẫn được người Việt gìn giữ và lưu truyền.

Những điều cần biết về văn hóa đám tang người Việt

Tang lễ được tổ chức khác nhau ở các dân tộc trên Việt Nam, mỗi một dân tộc có những nghi lễ tổ chức khác nhau, nhưng đều có những bước cơ bản tương đối giống nhau giữa người Kinh và các dân tộc thiểu số khác. Tuy nhiên, tang lễ ngày nay có một số điểm khác so với thời kỳ từ thế kỷ 20 trở về trước.

Cáo phó

Cáo phó là thông báo về tang lễ, thường được đặt trước cổng tang gia hoặc gửi đến từng người thân thích. Ngày nay, cáo phó có thể được đăng trên các phương tiện truyền thông hoặc gọi điện thoại báo tin. Trên cáo phó phải ghi rõ tên người chết, ngày sinh và mất, và chi tiết về tang lễ như thời gian và địa điểm làm lễ nhập quan và di quan.

Ma chay

Khi người thân sắp qua đời, người nhà thường hỏi xem có trăn trối gì, những lời này gọi là di ngôn. Họ cũng hỏi người sắp mất có muốn tự đặt tên thụy (hay tên hèm) để dùng khi cúng cơm. Sau đó, người mất được lau sạch sẽ bằng nước ngũ vị hương, thay quần áo tươm tất.

Khi người đó tắt hơi (lâm chung), lấy chiếc đũa để ngang hàm, gọi là cài hàm, để răng không nghiến vào nhau, rồi bỏ một vốc gạo và ba đồng tiền vào miệng (nhà giàu thường dùng ba miếng vàng sống), gọi là ngậm hàm hoặc phạn hàm.

Trùng tang

Khi người vừa tắt thở, người nhà phải nhớ chính xác ngày giờ để nhờ thầy cúng xem có bị rơi vào giờ trùng tang hay bị quỷ tinh ám không.

Nếu gặp ngày giờ xấu, thầy cúng sẽ dùng bùa để trấn áp ma quỷ, dán bùa lên quan tài và cho vào vỏ ốc chôn ở bốn phía ngôi mộ, hoặc bỏ vào quan tài một cỗ bài tổ tôm, quyển lịch Tàu hay tàu lá để trấn áp ma quỷ.

Khi đem chôn, có thể có hai hay nhiều người mặc trang phục như tướng quân múa đao đi trước để trừ tà ở dọc đường hoặc ở mộ huyệt (trường hợp này mộ huyệt phải đào tam cấp)

Hạ tịch

Người vừa mất được đặt xuống chiếu trải dưới đất một chốc rồi đưa lên lại, mang ý nghĩa “nhân sinh ư thổ, diệc hoàn ư thổ” (người sinh ra từ đất, chết lại về với đất) hoặc để lấy đủ âm dương cho người chết.

Thiết linh sàng, linh tọa

Linh Sàng

Linh sàng là giường của linh hồn, thường được lập ở phía đông, có quây màn và để gối như lúc sống.

Linh Tọa

Linh tọa là bàn thờ đặt trước linh cữu, giữa linh tọa đặt bài vị bằng nan tre ghi họ tên hoặc ảnh người chết, hai bên có đèn nến, trước có bát nhang, rượu và mâm ngũ quả.

Tang phục

Sau khi chết 4 ngày, con cháu mới mặc đồ tang gọi là lễ thành phục. Tang phục được quy định như sau:

  • Con trai: Đội mũ rơm quấn bẹ chuối, áo sô gai, cầm gậy (cha mất thì gậy tre, mẹ mất thì gậy vông).
  • Con dâu, con gái: Áo sô gai, thắt lưng bẹ chuối, đầu chít khăn tang.
  • Cháu nội: Đội mũ mấn, khăn trắng, mặc áo thụng trắng.
  • Con rể, anh em trai: Mặc áo thụng trắng.
  • Chị em gái: Quấn khăn trắng với tóc.

Hướng dẫn cụ thể chi tiết về quy định tang phục theo vai vế trong gia đình tại đây

Blackstones – dịch vụ tang lễ trọn gói

Blackstones là đơn vị tổ chức tang lễ trọn gói chuyên nghiệp, với đội ngũ thường xuyên được nâng cao nghiệp vụ qua các khóa học. Việc tổ chức tang lễ được thực hiện bằng cái tâm của người làm nghề, với sự am hiểu về lễ nghi của từng vùng miền.

Khách hàng đến với Blackstones mong muốn được thiết kế và lên kế hoạch trước cho tang lễ. Việc chuẩn bị tang lễ từ trước giúp hành trình cuối cùng trở nên trọn vẹn và ý nghĩa. Những nét cá nhân hóa như phong cách trang trí, loài hoa, và âm nhạc được chuẩn bị từ trước.

Blackstones trên hành trình “Tôn vinh và Tưởng nhớ”, đồng hành cùng gia đình với tâm thế như người nhà của gia quyến. Chúng tôi lắng nghe, thấu hiểu và kề cạnh trong thời khắc bối rối và áp lực.

Đám tang của người Việt Nam là một nghi lễ mang đậm nét văn hóa và tâm linh của dân tộc. Những nghi thức truyền thống không chỉ thể hiện lòng kính trọng đối với người đã khuất mà còn là dịp để con cháu tỏ lòng hiếu thảo, duy trì và truyền lại những giá trị văn hóa tốt đẹp cho thế hệ sau.

Tìm hiểu thêm:

Phong Tục Đám Ma Của Người Miền Bắc

Văn Hóa Đám Ma Miền Nam

Phong Tục Đám Tang Người Hoa

 

Đám tang của người Việt và 4 phong tục tang lễ

Chủ đề có thể bạn quan tâm:
Đám tang Tang lễ

Đăng ký tư vấn chúng tôi sẽ liên hệ với bạn ngay

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Chào Bạn! Công Ty Dịch Vụ Tang Lễ Blackstones đã sẵn sàng hỗ trợ và tư vấn miễn phí