Nghi thức tổ chức tang lễ người Hoa được cử hành theo 17 nghi thức:
Nghi thức phủ liễm
Phủ liễm hay còn gọi là đình thi là nghi thức rũ bỏ quần áo của người mất. Sau đó tiến hành đặt thi thể của người mất bên cửa sổ phía Nam rồi đắp một loại chăn liệm đặc chế.
Nghi thức phục hồn
Phục hồn hay còn gọi là chiêu hồn là nghi thức người nhà gọi hồn người đã khuất bằng cách lấy áo cũ của người mất chạy ra cửa phía Bắc gọi tên người mất “hãy quay về đi” 3 lần, sau đó đem áo này mặc lại cho họ. Đây được xem là nghi thức mang hình thái tín ngưỡng cổ, thể hiện việc níu kéo người mất.
Nghi thức phụng thể phách tinh thần
Đây là nghi thức trang điểm, đi giày cho thi thể. Sau đó tiến hành để cơm rượu ở phía đông, sát người chết để cúng quỷ thần.
Nghi thức điếu táng
Điếu táng còn được gọi là Tụy, đây là nghi thức người thân và bạn bè đến viếng người mất, đồng thời đưa chăn áo tặng cho người chết.
Nghi thức vi minh
Gia quyến làm một lá cờ (có thể tùy theo thân phận, thứ cấp của người mất), phía trên viết tên người mất, cắm vào gậy trúc và đặt ở phía Tây trước nhà.
Nghi thức trần tập sự cập hưu dục, phạn hàm chi cụ
Đây là nghi lễ bày các dụng cụ dùng để tắm rửa, thay quần áo và độ phạn hàm cho người mất.
Nghi thức hưu dục, phạn hàm, tập thi
Người mất sẽ được thay đồ, tắm rửa, phạn hàm và mặc ba bộ áo mới “tam xương”.
Nghi thức thiết trùng
Thiết trùng là nghi thức khắc ván gỗ ghi tên người mất, điều này tượng trưng cho linh hồn của người quá cố. Linh hồn người mất còn được gọi là “trùng”
Nghi thức vu bốc trạch triệu, táng nhật
Bằng cách bói mai rùa, thầy cúng sẽ chọn ngày và vị trí mộ. Sau đó, gia chủ tiến hành đưa đồ cúng ra nơi chôn cất làm lễ trước.
Nghi thức ký tịch
Trước khi hạ táng 2 ngày, gia chủ sẽ đứng trước linh cữu khóc một lần nữa. Đồng thời thông báo cho mọi người về thời gian đưa ma.
Nghi thức trần tiểu liễn cập điện tiểu liễn soạn
Đặt áo quần (do người thân tặng) vào quan tài của người mất. Nam nữ phải bỏ hết trang sức và quấn tóc lên đầu. Đàn ông phải để lộ cánh tay, không ngừng dẫm chân khóc và đưa cơm rượu cúng cho người mất. Đêm hôm đó, gia quyến phải đốt đèn trong sân nhà suốt đêm.
Nghi thức đại liễm
Nghi thức đại liễm hay còn gọi là nhập quan, mọi người đem quần áo dùng cho đại liễm, cơm rượu, cỗ cúng và quan tài đặt ở trong nhà. Gia chủ cùng người thân đặt thi hài người mất vào quan tài.
Nghi thức thành phục
Gia quyến mặc áo tang và sau đó tiến hành cúng cơm cho người mất.
Nghi thức chiêu tịch khốc điện
Gia quyến và người thân sẽ thực hiện việc đón tiếp khách viếng. Trước hôm an táng 1 ngày, gia quyến chuyển linh cữu đặt ở Tổ miếu và để trần 1 cánh tay vừa khóc vừa nhảy.
Nghi thức hạ táng
Gia quyến bày cỗ cúng ra ngoài cửa, cử hành lễ cúng và công bố lễ vật mọi người đem tặng cho người mất. Sau đó chủ nhân và khách viếng cùng chuyển linh cữu ra mộ và hạ táng. Khi hạ huyệt, chủ nhân nam quay mặt về hướng Tây, chủ nhân nữ quay mặt về hướng Đông (không được khóc). Sau khi lấp đất xong chủ nhân mới khóc và nhảy “dõng vô toán”.
Nghi thức phản khóc cập ngu lễ
Gia quyến rước linh vị người mất quay về tổ miếu đặt trên tuẫn cung (linh đường). Gia chủ lúc này vừa khóc vừa nhảy (thể hiện sự đau buồn và an ủi người chết một lần nữa).
Nghi thức phụ tế
Phụ tế là nghi thức gia chủ đem thần chủ người mất đặt ở vị trí thích hợp trong tổ miếu để hưởng cúng lễ tổ tiên. Sau đó chuyển linh vị người chết về nhà thờ, hết 2 năm (mãn tang) mới được mang về tổ miếu thờ.
Trên đây là những chia sẻ về nghi thức tổ chức tang lễ người Hoa. Có thể thấy rằng, người Hoa rất chú trọng đến việc tổ chức tang lễ cho người mất. Do vậy, việc tìm kiếm và lựa chọn dịch vụ tổ chức tang lễ phù hợp là điều vô cùng cần thiết, giúp gia quyến giảm bớt gánh nặng trong lúc tang gia bối rối. Liên hệ ngay với dịch vụ tang lễ Blackstones để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.