Tang phục trong tang lễ đóng vai trò quan trọng trong các nghi lễ của đám tang. Điều này không chỉ thể hiện sự tôn trọng đối với người đã khuất mà còn chứa đựng nhiều ý nghĩa văn hóa tâm linh. Bài viết sau sẽ hướng dẫn chi tiết cho gia đình về cách thực hiện lễ thành phục – chọn tang phục đúng vai vế và phong tục truyền thống.
Ý nghĩa của tang phục trong lễ thành phục
Tang phục, hay đồ tang, là trang phục dành cho người thân trong gia đình mặc trong tang lễ để thể hiện sự trang nghiêm và tôn trọng đối với người đã khuất.
Lễ thành phục, hay còn gọi là thọ tang, là nghi lễ mà con cái, cháu chắt và những người trong họ hàng gần gũi mặc tang phục để bày tỏ lòng hiếu thảo và tôn kính. Vì vậy, tang phục chính là thước đo của sự trang nghiêm và kính trọng đối với người quá cố.
Đặc điểm cơ bản của Tang phục
Khi người trong gia đình, dòng tộc ra đi, những người cùng huyết thống đều phải để tang cho nhau.
- Màu sắc của tang phục trong tang lễ thường là trắng, một màu sắc tối giản nhưng mang sự u buồn.
- Chất liệu thường được sử dụng để may là vải sô, không cắt may cẩn thận, để vải xơ tự nhiên.
- Tang phục thường bao gồm áo, quần và mũ rơm dành cho nam giới, trong khi phụ nữ có thể mặc thêm khăn tang.
- Quan hệ giữa người mặc và người đã khuất cũng được thể hiện qua các chi tiết của tang phục.
Xem chi tiết 7 quy định về tang phục cần lưu ý trong đám tang người Việt
Các loại tang phục cho các thành viên trong gia đình
Sau đây là 5 cấp bậc tang chế quy định về tang phục trong lễ thành phục truyền thống:
- Đại tang
- Cơ niên
- Đại công
- Tiểu công
- Ty ma phục
Mỗi thành viên trong gia đình khi có người thân mất, đều có tang phục khác nhau, phù hợp với vai vế và đạo hiếu nghĩa. Dưới đây là tang phục tang lễ cho các thành viên của gia đình.
Đại tang
Khi nhà có đại tang, các thành viên trong gia đình cần tuân thủ các quy tắc tang phục trong vòng 3 năm dưới đây:
- Con cái để tang cha mẹ: Con để tang cha thì con mặc tang phục sổ gấu còn con để tang mẹ thì tang phục không sổ gấu. Nếu cha mẹ đều mất, các con để hai giải bằng nhau. Nếu còn một trong hai, để hai giải lệch nhau.
- Con để tang mẹ kế được nuôi từ nhỏ.
- Vợ để tang chồng: Tang phục của vợ không sổ gấu
Tang phục cho con trai cần lưu ý:
- Đội mũ vành tròn bện bằng bẹ chuối, cột ngang miếng vải sô, có quai quàng xuống cằm.
- Bên trong mặc tang phục vải gai trắng, bên ngoài phủ áo vải sô, thắt lưng bằng dây chuối, đi chân đất.
- Gậy chồng dùng gậy tre nếu là tang cha, gậy vông nếu là tang mẹ.
Cơ niên
Quy tắc của cơ niên là tang phục mặc trong 1 năm và có đôi chút thay đổi:
- Cháu nội để tang ông bà: Cháu trai mặc tang phục như con rể, chỉ khác là phải đi chân đất hoặc giày rơm để bày tỏ lòng hiếu kính với ông bà. Cháu gái thì đội lúp bằng miếng vải gai thô xấu, quần áo cũng bằng loại vải trắng gai thô xấu).
- Cháu để tang cho anh chị em ruột của bố mẹ: Đội khăn tròn trắng.
- Ông bà nội để tang cho cháu trai trưởng: Đội khăn tròn trắng.
- Con để tang mẹ (bố mẹ không còn ở với nhau): Đội khăn tròn, không chống gậy.
- Mẹ kế để tang con riêng
- Con rể để tang mẹ vợ: Mặc tang phục trắng bằng vải gai xấu, đội mũ mấn. (Mũ mấn là chiếc khăn trắng quấn vành thêm một miếng vải màu trắng, phủ lên giữa khăn tang, thêm sợi dây chuối nhỏ quàng lên đầu buôn quai xuống cằm).
- Con dâu, con gái để tang cha mẹ chồng: Mặc tang phục trắng sô, khăn sô, đầu đội mũ lúp hai lớp trong bằng vải thô gai xấu. Bên ngoài mặc thì mặc áo vải sô có dây chuối nhỏ quàng một vòng thả xuống cằm.
- Con dâu để tang mẹ kế của chồng: Mặc tang phục trắng.
- Anh chị em cùng nhà để tang nhau (cùng cha cùng mẹ)
- Chồng để tang vợ: Mặc tang phục như con để tang mẹ, chống gậy vông nếu cha mẹ chồng đã khuất. (cha mẹ chồng vẫn còn sống thì không chống gậy vì chưa trả xong chữ hiếu)
Đại công
9 tháng để tang dành cho vai vế sau:
- Anh chị em bên nội để tang nhau hoặc cho cháu.
- Cha mẹ để tang con gái đã lấy chồng hoặc con dâu thứ.
- Mẹ kế để tang con riêng hoặc con dâu thứ của chồng.
- Cháu gái để tang cho anh chị em ruột của bố.
- Cháu dâu để tang ông bà và anh chị em ruột của bố chồng.
Tiểu công
Thời hạn để tang là 5 tháng đối với những vai vế sau:
- Chắt để tang cụ nội hoặc cụ ngoại: Dùng tang vàng.
- Cháu để tang ông bà họ (anh chị em cùng nhà với ông nội).
- Con để tang mẹ kế.
- Anh chị em bên nội để tang vợ của nhau.
- Anh chị em cùng mẹ khác cha để tang nhau (vợ con không cần để tang).
- Bác ruột để tang cháu dâu (con dâu của em trai).
- Ông bà nội để tang cháu trai hoặc cháu gái xuất giá hoặc cháu dâu.
- Cháu dâu và vợ để tang bà cô bên chồng.
- Cháu ngoại để tang người thân bên ngoại (ông bà, cậu, dì, bác, anh chị em họ).
Ty ma
3 tháng để tang với những người có vai vế sau:
- Chít để tang cụ bên nội: dùng tang đỏ.
- Chắt để tang các cụ bên nhà bác hoặc chú.
- Chắt để tang em gái ruột của cụ nội (bà cô bên nội).
- Cháu để tang anh chị em họ của cha.
- Con để tang cha dượng (không sống chung với dượng): Đội khăn tròn
- Con để tang người cho bú nhờ từ nhỏ.
- Anh chị em bên nội đời thứ 5 trở lại để tang nhau.
- Bố mẹ để tang chồng của con gái.
- Ông nội để tang cháu dâu.
- Cháu dâu để tang chị em ruột của ông bà nội ngoại
- Cậu ruột bên ngoại để tang vợ của cháu trai.
Xem thêm Quy trình tổ chức tang lễ
Kết luận
Để tang phục trong tang lễ đúng cách không chỉ là việc tuân theo các phong tục truyền thống mà còn là cách thể hiện lòng kính trọng và tưởng nhớ người đã khuất. Qua bài viết này, hy vọng rằng bạn đã nắm bắt được những thông tin cần thiết về các loại tang phục và cách áp dụng chúng trong các nghi lễ tang lễ của người Việt.
Trong những thời khắc khó khăn này, việc tìm đến các dịch vụ tang lễ chuyên nghiệp có thể giúp gia đình bạn giảm bớt gánh nặng và tập trung vào việc chia sẻ những kỷ niệm đẹp với người thân đã ra đi. Với sự hỗ trợ tận tâm, dịch vụ tang lễ Blackstones luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn, giúp bạn chuẩn bị và tổ chức các nghi thức tang lễ một cách chu đáo và tôn kính nhất.
Sự chuyên nghiệp và hiểu biết sâu sắc về phong tục tang lễ của Blackstones sẽ giúp gia đình bạn cảm thấy an tâm và được chăm sóc trong suốt giai đoạn đầy cảm xúc này.
Tang phục tang lễ và 3 điều cần biết!