Những điều cần biết về phong tục 5 bậc tang chế

Những điều cần biết về phong tục 5 bậc tang chế

  • Ngày đăng: 02/03/2024
  • Người xem: 8449
  • Hiện tại: 87

Phong tục tang chế là những quy định và lễ nghi quan trọng diễn ra vào ngày tổ chức đám tang ở Việt Nam. Những phong tục về việc để tang đã được truyền lại qua nhiều đời, thể hiện sự kính trọng và tưởng nhớ đối với người đã khuất.

Tang chế là gì?

Tang chế là quy định thời gian để tang cho nhau dành riêng cho từng gia đình, dòng tộc. Tang chế được chia làm 5 bậc như sau: đại tang (trảm thôi và tư thôi), cơ niên, đại công, tiểu công, ty ma.

Tang chế là thời gian quy định để tang trong gia đình khi có người mất
Tang chế là thời gian quy định để tang trong gia đình khi có người mất

Tìm hiểu ngay phong tục ma chay đám tang Việt Nam:

Phong Tục Đám Ma Của Người Miền Bắc

Văn Hóa Đám Ma Miền Nam

Phong Tục Đám Tang Người Hoa

5 bậc tang chế trong phong tục đám tang 

Phong tục tang chế không chỉ là nghi lễ mà còn là cách để chúng ta bày tỏ lòng hiếu thảo và tôn kính đối với tổ tiên, giữ gìn và truyền lại những giá trị văn hóa truyền thống của người Việt Nam.

1. Đại tang

Đại tang gồm có trảm thôi và tư thôi với ý nghĩa như sau:

Trảm thôi

Trảm thôi có nghĩa là tang cha ruột. Thời gian chịu tang cha ruột là 3 năm, người chịu tang là con. Nghĩa của từ “trảm thôi”, từ “trảm” có nghĩa là chém xé hay cắt vải, và từ “thôi” có nghĩa là chiếc áo tang.

Tư thôi 

Có nghĩa là tang mẹ ruột, thời gian chịu tang là một năm, nhưng có nơi là 9 tháng. Người chịu tang là con. Nghĩa của từ “tư thôi”, từ “tư” có nghĩa là tê là thăng bằng và từ “thôi” có nghĩa là chiếc áo tang, ý nghĩa mẹ phải nhường cha một bậc.

Tang chế có 5 bậc bao gồm: trảm thôi và tư thôi, cơ niên, đại công, tiểu công, ty ma.
Tang chế có 5 bậc bao gồm: trảm thôi và tư thôi, cơ niên, đại công, tiểu công, ty ma.

2. Cơ niên

Cơ niên nghĩa là chịu tang một năm. Tang phục là đội khăn trắng, không chít ngang, quần áo trắng thường. Đàn bà đội lúp vải thường đối với người trên, tóc bỏ xõa. Tang này dành cho cha mẹ để tang cho con trưởng (trai, gái, dâu, rể).

3. Đại công

Chịu tang 9 tháng. Khăn trắng quấn tròn cho đàn ông và đàn bà. Quần áo trắng dài thường, không làm xấu cho dòng họ bằng cách ăn mặc diêm dúa cầu kỳ. Tang này dành cho con gái xuất giá, con dâu thứ hoặc chị em của cha mẹ.

4. Tiểu công

Chịu tang 5 tháng. Khăn trắng thường lệ cho cả đàn ông và đàn bà. Quần áo trắng dài tùy ý, miễn cho đám tang được long trọng, tránh sự lả lơi, cười cợt. Tang này dành cho vợ của anh em chú bác hoặc con trai, con gái của anh em chú bác.

5. Ty ma

Chịu tang 3 tháng. Khăn trắng, quần áo trắng tùy ý mình, nhưng luôn phải tỏ ra tình thân trong gia tộc. Tang này dành cho cháu trai, cháu gái của anh em chú bác.

Dựa vào 5 bậc tang chế trên, gia đình sẽ hiểu rõ cách mặc tang phục đúng vai vế và thực hiện nghi lễ đúng phong tục truyền thống. Tương tự, người nhà sẽ nắm được quy tắc để tang và xả tang giữ trọn đạo hiếu.

Kết luận

Việc hiểu rõ và tuân thủ các phong tục tang chế trong văn hóa Việt Nam không chỉ thể hiện lòng hiếu thảo mà còn giữ gìn và truyền lại những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Từ đại tang, cơ niên, đại công, tiểu công đến ty ma, mỗi bậc tang chế đều có những nghi thức và quy định riêng, giúp chúng ta bày tỏ sự tôn kính và tiếc thương đối với người đã khuất một cách trang trọng và ý nghĩa nhất.

Nếu gia đình cảm thấy bối rối với những lễ nghi đám tang, hãy yên tâm vì dịch vụ mai táng trọn gói Blackstones luôn chuẩn bị và hỗ trợ như con cháu trong nhà để tang lễ diễn ra thật trọn vẹn.

Liên hệ ngay Dịch vụ tang lễ trọn gói Blackstones để được tư vấn và thiết kế một tang lễ phù hợp nhất.

Chủ đề có thể bạn quan tâm:
phong tục tang chế Tang lễ Đám tang tang chế

Đăng ký tư vấn chúng tôi sẽ liên hệ với bạn ngay

Form đăng ký

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chào Bạn! Công Ty Dịch Vụ Tang Lễ Blackstones đã sẵn sàng hỗ trợ và tư vấn miễn phí
/*