Người thân qua đời là mất mát vô cùng lớn đối với gia đình. Dẫu biết sinh ly tử biệt là quy luật tất yếu của đời người, nhưng trước nỗi đau mất đi người thân, ít ai có thể kìm nén được đau thương, nhất là khi người tóc bạc tiễn kẻ đầu xanh. Từ xưa, người ta truyền nhau tục kiêng cha mẹ không được đưa tang con. Bài viết này sẽ giải mã tục kiêng kị này.
Con chết trước là nghịch cảnh, bất hiếu
Theo cuốn sách “Một trăm điều nên biết về phong tục Việt Nam” (NXB. Hồng Đức, tác giả Hồng Minh), đã có nhiều trường hợp mẹ chết luôn bên huyệt chôn con. Ngày xưa, phương tiện và thuốc thang cấp cứu khó khăn, không cho cha mẹ đưa tang con để vơi bớt nỗi đau buồn và tránh nạn trùng tang là đúng.
Cũng theo sách này, chẳng những cha mẹ mà các ông bà trong nội thân sức khoẻ yếu cũng không được dự đưa tang, để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. Trong nhiều trường hợp, khi cha mẹ đưa tang con vì quá đau lòng, cha mẹ có thể ngất lịm hoặc chết bên huyệt của con. Như vậy, tục kiêng này góp phần làm vơi nỗi đau cho người thân và tránh nạn trùng tang cho gia đình.
“Con chết trước cha mẹ là bất hiếu, là nghịch cảnh, là trốn nợ đời thế nên không để tang con.”
Theo “Thọ mai gia lễ” (NXB. Hồng Đức, tác giả Cư sĩ Hồ Sĩ Tân), phong tục ma chay của người Việt có đoạn:
Khi khâm liệm người mất, phận làm con phải quấn trên đầu tử thi một vòng khăn trắng. Nếu là phụ nữ mà tứ thân phụ mẫu còn cả thì phải quấn đến hai vòng, nghĩa là ở dưới cõi âm cũng để tang báo hiếu sẵn cho cha mẹ đang ở trên trần thế.
Cha mẹ có nên để tang con không?
Cha mẹ có nên để tang con không? Xét theo phong tục tập quán dân gian, người ta truyền nhau “Họ đương 3 tháng, láng giềng 3 ngày”. Vì thế, những người đến phúng viếng, từ người thân trong nhà cho đến người ngoài, đều đội khăn tang để tỏ lòng xót thương và chia buồn cùng gia đình.
Con cái ra đi trước là nỗi niềm đau đớn nhất của cha mẹ. Chính vì vậy, có tục kiêng kị cha mẹ không được đưa tang con. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là cha mẹ không được để tang con.
Theo cuốn “Thọ Mai gia lễ”, tang phục thể hiện tình nghĩa, có phân biệt thân sơ, và thể hiện lòng thương xót giữa kẻ mất người còn. Vì thế, không chỉ thân thích mà người ngoài đến phúng viếng cũng nên đeo băng tang. Chẳng những cha mẹ để tang con mà ông bà và cụ kị cũng để tang hàng cháu, hàng chắt.
Dù “Thọ Mai gia lễ” quy định cha mẹ có thể để tang con, nhưng một số địa phương Bắc bộ lại quan niệm “Phụ bất bái tử” (cha không lạy con).
Tham khảo thêm những vấn đề liên quan đến đám tang:
Nhà Có Đám Tang Thì Nên Kiêng Gì?
Vì Sao Cần Che Gương Khi Có Đám Tang?
Tôn trọng phong tục, hoàn thành tâm nguyện người mất
Các nghi thức khi tổ chức tang lễ của người Việt được đúc kết từ truyền thống người xưa qua nhiều thế hệ và vẫn còn nguyên giá trị đến ngày nay. Chúng ta nên áp dụng khi có người thân trong gia đình qua đời để tránh được những biến cố sau này.
Tục kiêng cha mẹ không được đưa tang con là một phần quan trọng trong văn hóa tâm linh của người Việt, mang theo nhiều ý nghĩa và giá trị nhân văn sâu sắc. Trong những thời khắc khó khăn như vậy, việc có một dịch vụ tang lễ chuyên nghiệp và tận tâm là vô cùng quan trọng.
Blackstones, với hệ sinh thái toàn diện và dịch vụ chu đáo, luôn sẵn sàng đồng hành cùng gia đình và người thân. Chúng tôi không chỉ giúp tổ chức tang lễ trang trọng và tôn nghiêm mà còn hỗ trợ gia đình vượt qua giai đoạn đau buồn một cách nhẹ nhàng và ấm áp nhất. Hãy để Blackstones chăm sóc và sẻ chia cùng bạn trong những lúc khó khăn nhất.
Hy vọng bài viết này đã giải đáp phần nào thắc mắc xung quanh tục kiêng cha mẹ không được đưa tang con. Theo dõi những bài viết tiếp theo để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích.
Giải mã tục kiêng cha mẹ không được đưa tang con?