Theo quan niệm dân gian, gương là một vật có thể phản chiếu hình ảnh của người sống và người đã khuất. Gia đình thường che kín tất cả các gương trong đám tang để tránh cho người đã khuất nhìn thấy hình ảnh của mình.
Ý nghĩa của việc che gương
Có nhiều ý nghĩa khác nhau được giải thích cho phong tục che gương khi nhà có người mất. Tùy vào quan điểm và tôn giáo của từng gia đình mà việc che gương trong đám tang mang ý nghĩa như sau:
Tránh cho người đã khuất nhìn thấy hình ảnh của mình
Quan niệm xưa cho rằng khi linh hồn rời khỏi cơ thể, ký ức lúc đó của người mất chỉ giữ lại những kỷ niệm trước khi chết và không nhận ra rằng mình đã rời khỏi thế giới của chúng ta. Để tránh việc người chết bị hoảng sợ, đau khổ và khó siêu thoát thì gương trong đám tang sẽ được che kín.
Tránh cho linh hồn người mất bị mắc kẹt trong gương
Gương là đồ dùng phổ biến trong các gia đình nhưng cũng là vật dụng chứa đựng những vấn đề kiêng kỵ trong tâm linh. Theo quan điểm dân gian thì gương sẽ là cánh cửa dẫn đến thế giới bên kia và thu hút những linh hồn. Việc linh hồn người đã khuất trú ngụ vào trong gương có thể mang đến những đau khổ và người mất không thể siêu thoát. Thế nên, các gia đình thường sử dụng vải hoặc giấy để che gương khi nhà có đám tang.
Giúp người đã khuất được thanh thản:
Việc che gương được cho là giúp linh hồn của người đã khuất được thanh thản và dễ dàng siêu thoát. Che gương cũng tượng trưng cho việc tạo ra một không gian tách biệt và trang nghiêm cho đám tang, giúp tinh thần của gia đình tập trung vào việc tưởng nhớ và chia sẻ niềm đau mất mát một cách tôn trọng, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiến hành các nghi thức tổ chức tang lễ diễn ra trọn vẹn.

Thời gian thực hiện che gương
Thông thường, người ta sẽ che gương trong suốt thời gian diễn ra đám tang, từ khi người mất được đưa về nhà cho đến khi họ được an táng. Tuy nhiên, tùy thuộc vào tôn giáo, truyền thống ở từng khu vực mà gia đình có những quy định riêng về thời gian che gương trong đám tang. Một số gia đình chỉ che gương trong một số ngày nhất định, chẳng hạn như 3 ngày đầu sau khi người mất.
Sau tang lễ, những vật dụng dùng để che gương được thảo xuống sau khi người mất được an táng. Việc bỏ những tấm vải che gương được cho là đánh dấu sự kết thúc của tang lễ và là một lời chúc phúc cho người đã khuất ra đi thanh thản.
Cách che gương
Gương mang tính phản chiếu do đó người mất chỉ có thể nhìn thấy phần hồn của mình vì không còn mang thân xác vật lý. Vì thế, khi có đám tang thì gia đình cần lưu ý che kín tất cả các gương trong nhà, kể cả gương trong phòng ngủ, phòng khách, phòng bếp, v.v…
Các vật dụng được dùng để che gương trong tang lễ có thể là vải, báo hoặc rèm trắng. Màu trắng trong tang lễ thường được sử dụng khi che chắn với mục đích biểu cho sự thanh khiết, trong sáng và bày tỏ sự tiếc thương của gia đình dành cho người đã khuất.

Kết luận
Phong tục che gương trong đám tang không chỉ là một biểu hiện của tôn giáo mà còn là một truyền thống văn hóa lâu đời của người Việt Nam. Phong tục này thể hiện sự tôn kính của người sống đối dành cho người đã khuất và mong muốn họ được siêu thoát và an yên. Việc che gương cũng là một hình thức góp phần tạo dựng một không gian linh thiêng và trang trọng trong tổ chức tang lễ.
♦Tìm hiểu thêm:
- Lưu ý khi tổ chức tang lễ trong tháng 7 âm lịch
- Nghi thức tổ chức tang lễ người Hoa
- Nghi thức tang lễ hiện đại