Tảo mộ không chỉ là phong tục Tết hay thể hiện văn hóa tâm linh của người Việt. Mà còn giúp thể hiện sự thành kính, lòng biết ơn và luôn hướng về cội nguồn dân tộc, tổ tiên.
Ý NGHĨA PHONG TỤC TẢO MỘ
Tảo mộ, còn gọi là chạp mả, diễn ra vào dịp cuối năm cũ và đầu năm mới. Con cháu trong nhà sẽ dọn dẹp, sửa sang lại phần mộ của ông bà trước Tết. Sau khi dọn dẹp, con cháu sẽ cúng bái và thắp hương để mời tổ tiên về nhà ăn Tết cùng gia đình.
Việc thực hiện lễ tảo mộ trước Tết là một phần quan trọng của văn hóa truyền thống đẹp đẽ của Việt Nam. Thời điểm này còn gọi là Tết thanh minh, dịp để con cháu thể hiện lòng hiếu thảo, thành kính với ông bà tổ tiên.
Phong tục này là dịp để gia đình đoàn tụ, sum vầy, chia sẻ tâm tư, tình cảm và dành mọi sự tôn trọng đối với những người đã khuất. Tảo mộ còn mang ý nghĩa nhắc nhở con cháu về đạo lý “ăn quả nhớ kẻ trồng cây.”
Xem thêm bài viết Vì sao nên cải táng vào dịp Tết Thanh Minh
CHUẨN BỊ GÌ CHO TẢO MỘ?
Khi đi tảo mộ, gia đình cần chuẩn bị: Nến, trà, rượu, nước, tiền vàng, trầu cau, nhang thơm và trái cây. Gia đình có thể chuẩn bị mâm cúng lễ chay hoặc lễ mặn. Đối với lễ chay, cần chuẩn bị thêm bánh, gạo, muối, chén mật, xôi chè. Lễ mặn sẽ có thêm chân giò, gà luộc hoặc giò.
Lễ tảo mộ không cần quá cầu kỳ nhưng phải thể hiện được sự thành kính của con cháu đối với ông bà tổ tiên. Ngày tảo mộ thường diễn ra từ ngày 20 tháng Chạp đến tối 30 Tết tùy theo phong tục của từng gia đình.
Tuy nhiên, lại có một số quan niệm cho rằng trẻ nhỏ không nên đi viếng mộ và điều này sẽ làm các thế hệ sau có quên đi cội nguồn của mình? Cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết “Có nên cho trẻ nhỏ đi viếng mộ tại các nghĩa trang?”
Khi đi thăm viếng tại nghĩa trang chúng ta cần lưu ý: không giẫm đạp lên mộ, không làm xáo trộn phần mộ, không nói tục, chửi bậy. Để hiểu rõ một số kiêng kị trong lễ tảo mộ tại đây.
CÁC PHONG TỤC TẾT KHÁC
Ngoài tảo mộ, còn nhiều phong tục Tết khác có ý nghĩa tâm linh trong văn hóa người Việt Nam hiện nay.
-
Cúng Ông Táo
Phong tục cúng đưa ông Táo về trời vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch. Vào ngày này mọi gia đình Việt Nam sẽ thực hiện lễ cúng tiễn ông Táo về trời báo cáo mọi việc của gia chủ trong một năm qua với Ngọc Hoàng. Một số địa phương còn có phong tục phóng sinh cá vàng.
-
Nấu bánh chưng
Sau khi cúng ông Táo, một số gia đình bắt đầu nấu và gói bánh chưng ngày Tết. Sau đó, bánh chưng được mang làm quà biếu hoặc để gia đình ăn trong dịp Tết. Phong tục này thể hiện tình làng nghĩa xóm của người Việt.
-
Mâm ngũ quả
Trang trí mâm ngũ quả là phong tục Tết truyền thống của người Việt. Mỗi miền sẽ có bày biện 5 loại hoa quả khác nhau nhưng ý nghĩa chung là thể hiện lòng thành kính với trời đất, ông bà tổ tiên và cầu mong một năm mới tốt lành, nhiều may mắn, sung túc.
-
Xông đất
Xông đất là phong tục Tết lâu đời và có ý nghĩa tâm linh quan trọng. Nhiều gia đình đi xem tuổi, nhờ người hợp tuổi xông đất nhằm cầu mong hạnh phúc và thành công.
-
Xuất hành
Qua mùng 1 Tết, nhiều gia đình xem hướng và ngày để xuất hành nhằm cầu cho một năm thuận lợi.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu về phong tục lễ tảo mộ. Ngày nay, tảo mộ đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa Tết của mỗi gia đình Việt, cùng với nhiều phong tục Tết khác, tạo nên nét văn hóa đặc trưng và mang lại giá trị tâm linh.
Tìm hiểu thêm:
18 Phong tục truyền thống trong dịp Tết ở Việt Nam
Các lễ cúng Tết mang lại nhiều may mắn
Tảo mộ – Phong tục Tết cổ truyền người Việt