Vái lạy đám tang đúng cách thể hiện lòng thành kính với người đã khuất và sự tôn trọng đối với gia chủ. Hiểu đúng về nghi thức vái lạy và ý nghĩa xung quanh sẽ giúp bạn thực hiện nghi lễ một cách chuẩn nhất trong bài viết sau.
Tìm hiểu về nghi thức vái lạy trong đám tang
Vái lạy là phong tục truyền thống trong đời sống người Việt, từ lễ Phật, cúng tế, thăm viếng chùa đến dự đám tang.
Nghi Thức Vái
- Người viếng đứng hoặc quỳ, hai tay chắp lại, đưa xuống trước ngực nhanh hơn so với lạy, đầu cúi xuống khi vái.
Nghi Thức Lạy
- Lạy là tư thế đứng nghiêm, hai tay chắp vào nhau, đưa lên trán rồi hạ từ từ xuống trước mặt, cổ và đến ngang ngực bằng sự nhẹ nhàng, chậm rãi. Lưu ý khi lạy, mặt phải hướng về phía trước.
- Người lạy có thể quỳ xuống, chống hai tay xuống đất, lòng bàn tay mở ra hướng lên trên và đầu cúi xuống đến khi trán chạm đất.
- Khi thắp hương cho người quá cố, đặt nhang giữa hai lòng bàn tay và thực hiện quy trình lạy như trên, không nên đưa cao quá trán.
Tìm hiểu thêm Cách Vái Lạy Trong Đám Tang Theo Phong Tục Truyền Thống
Cách vái lạy đám tang theo đúng phong tục của người Việt
Vái lạy là nghi thức bắt buộc khi đến viếng đám tang và cần tuân thủ những nguyên tắc sau:
- Vái Lạy Khi Người Mất Đã Khâm Liệm Nhưng Chưa An Táng: Lạy 2 lạy, vái 2 vái, tượng trưng cho âm dương nhị khí.
- Vái Lạy Khi Người Mất Đã Được An Táng: Lạy 4 lần, vái 4 vái, tượng trưng cho tứ đại: Thổ, Thủy, Phong, Hỏa. Thể hiện ý nghĩa thân tứ đại nay trả về tứ đại, trở về cát bụi.
- Đáp Trả Lễ: Người đến viếng lạy bao nhiêu, gia đình đáp lễ bấy nhiêu. Điều này thể hiện ý nghĩa đáp lễ đầy đủ, chỉ thực hiện khi quan tài người mất còn quàng tại nơi làm lễ.
- Lạy Bàn Thờ Phật Và Di Ảnh thờ Người Mất: Gia đình có bàn thờ Phật và di ảnh người mất nên lạy bàn thờ Phật 3 lạy và 2 vái (tượng trưng cho tam bảo: Phật – Pháp – Tăng), sau đó lạy trước hương án có di ảnh người quá cố 2 lạy.
Ý nghĩa của vái lạy trong đám tang
Vái lạy trong đám tang không chỉ là nghi lễ cần thực hiện, mà còn thể hiện tình người, sự cung kính và tôn trọng đối với người đã khuất. Đặc biệt, người Á Đông luôn coi trọng lễ nghi, do đó, vái lạy là điều bắt buộc và cần thiết để thể hiện tấm lòng giữa người với người.
Cách vái lạy còn thể hiện mối quan hệ giữa người mất và người sống. Hành động chắp tay cúi đầu, kính cẩn vái lạy trước vong linh người mất không phải là hành động thấp hèn, mà là việc làm ý nghĩa mong người mất sớm được siêu thoát.
Hy vọng những chia sẻ trên giúp người đi đám tang hiểu rõ hơn về cách vái lạy đám tang đúng cách, từ đó gìn giữ và truyền dạy cho thế hệ sau những giá trị văn hóa tốt đẹp.
Tìm hiểu thêm:
Lễ cúng sau đám tang và những điều cần biết
Phong Tục Đám Ma Của Người Miền Bắc