Vái lạy khi đi viếng đám tang là một nét đẹp truyền thống của người Việt Nam. Nghi thức vái lạy trong đám tang thể hiện sự tiếc thương, thành kính với những người đã khuất. Vậy, nghi thức vái lạy như thế nào cho đúng, bài viết dưới đây chia sẻ thông tin về cách vái lạy.
Phong tục vái lạy trong đám tang
Theo đó, phong tục vái lạy trong đám tang chính là thể hiện tư thế đứng nghiêm, 2 tay chắp vào nhau và đưa lên trán rồi hạ dần xuống trước mặt đến dưới cổ và ngang ngực sao cho thật nhẹ nhàng và chậm rãi nhất. Với cách vái lạy trong đám tang cần phải chú ý đến mặt hướng về trước. Để thể hiện lòng tôn kính người lạy có thể quỳ xuống, chống hai tay xuống đất, chạm đất để lòng bàn tay mở ra hướng lên trên và phần đầu cúi xuống đến khi trán chạm đất.
Ý nghĩa của phong tục vái lạy trong đám tang của người Việt
Đối với ý nghĩa của phong tục vái lạy trong đám tang được thực hiện sau khi đã nhập liệm, tức là khi người quá cố đã được liệm vào trong quan tài.
Do đó, ý nghĩa của những cách vái lạy trong đám tang cụ thể như sau:
- Thông qua cách vái lạy được thực hiện trong đám tang sẽ thể hiện được mối quan hệ giữa người vái với người đã khuất. Đồng thời, cách vái lạy chuẩn nghi lễ cũng mang ý nghĩa thể hiện người đi đám tang là người có học thức, văn minh cùng hành xử lịch sự.
- Ngoài ra, cách vái lạy trong đám tang người Việt cũng mang lại nhiều ý nghĩa. Thể hiện sự thương tiếc cùng tấm lòng kính cẩn của người còn sống với người đã khuất. Bên cạnh đó, cũng như thể hiện được rõ thái độ sống của mọi người.
- Hành động chắp tay vái lạy hay quỳ gối xuống trước bàn thờ, quan tài của người đã mất còn có ý nghĩa đem lại hy vọng giúp người đã khuất có thể sớm siêu thoát khi sang thế giới bên kia.
- Điều này cũng mang lại ý nghĩa của đạo hiếu cũng như là sự giao cảm với bề trên. Thể hiện niềm tôn kính và sự tưởng niệm với người đã mất trong đám tang.

Cách vái lạy trong đám tang người Việt
Trong các đám tang truyền thống của người Việt từ xưa đến nay, đều có nghi thức vái lạy. Tuy nhiên, việc vái lạy phải chuẩn nghi lễ và phong tục truyền thống của người Việt. Cụ thể như sau:
Nghi thức vái
Vái tức là đứng hoặc quỳ, hai tay chắp lại như lạy nhưng động tác đưa tay xuống trước ngực nhanh hơn. Khi vái, đầu hơi cúi xuống. Về cơ bản, nghi thức vái tương tự như lạy nhưng tốc độ nhanh hơn.
Nghi thức lạy
Lạy tức là hai tay chắp lại đưa cao hơn trán, sau đó hạ từ từ xuống phía trước mặt đến phần ngang ngực. Trong các trường hợp cần sự cung kính thì người lạy cần quỳ xuống đất và trán được cúi đến khi chạm đất thì kết thúc nghi thức lạy. Nếu người lạy đứng để thực hiện nghi thức này, có thể kẹp giữa hai tay nén nhang, nhìn thẳng về phía trước và đưa tay xuống khi đầu cúi xuống.
♦Tìm hiểu thêm:
• Đi viếng đám tang nên mua gì và những điều cần tránh
• Trang trí bàn thờ đám tang cần lưu ý điều gì?
Những lưu ý khi vái lạy trong đám tang
Nghi thức vái lạy là một trong những nghi thức không thể thiếu trong đám tang của người Việt Nam. Tuy nhiên, khi thực hiện những nghi thức này cần có những lưu ý nhất định.
- Theo truyền thống văn hóa của người Việt Nam, khi vái lạy trong đám tang được chia thành 2 kiểu giữa đàn ông và phụ nữ. Chính vì thế, mọi người cần lưu ý để thực hiện một cách phù hợp trong các hoàn cảnh khác nhau.
- Nghi thức vái lạy không chỉ dành cho đám tang mà còn được thực hiện trong các lễ cúng, lạy Phật. Mọi người cần tìm hiểu kỹ lưỡng sao cho đúng với phong tục.
- Về cách lạy, đối với người sống thường chỉ lạy 2 lạy. 3 lạy dành cho lạy Phật, thần thánh. 4 lạy cho vong hồn người đã khuất.
- Khi lạy người đã khuất liệm trong quan tài, chúng ta nên lạy 2 lạy và 2 vái. Trong trường hợp, gia đình có bàn thờ Phật nên lạy 3 lạy 2 vái. Sau đó lạy 2 lạy trước hương án có di ảnh người đã khuất. Khi thắp hương cho người quá cố đã được chôn cất nên lạy 4 lạy và vái 3 vái.
- Khi có người qua đời, chỉ đi viếng đám tang khi nghi thức nhập liệm đã diễn ra. Lúc này nghi thức vái lạy mới xuất hiện, và được thực hiện phù hợp theo văn hóa người Việt Nam.
- Khi người viếng đám tang đến viếng và thực hiện nghi thức vái lạy. Người đại diện của gia đình khi đáp lễ người đi đám tang thì khi người đi viếng lạy bao nhiêu lạy thì đáp lễ lại bấy nhiêu. Hành động đó thể hiện ý nghĩa “đáp lễ một cách đầy đủ”

Những kiêng kỵ cần biết khi đến viếng đám tang
Khi đến viếng đám tang, chúng ta cần lưu ý tránh phạm phải những điều kiêng kỵ dưới đây.
Không được cười đùa hoặc nói lớn
Khi đến viếng tang lễ, trong bầu không khí trang nghiêm nhưng có phần đau buồn, chúng ta không được cười đùa và nói lớn tiếng. Hành động thiếu tinh tế này sẽ khiến mọi người xung quanh khó chịu. Ngoài ra, còn thể hiện sự không tôn trọng người đã khuất và gia quyến.
Tránh để nước mắt rơi xuống khi khâm liệm
Theo quan niệm từ xa xưa đến bây giờ, khi người thân mất, khi khâm liệm không được để nước mắt rơi vào thi hài người mất hoặc rơi vào quan tài. Vì theo nhiều quan niệm, việc khóc khi người thân mất sẽ khiến người đó khó siêu thoát, vấn vương cuộc sống trên trần gian.
Không nên để chuông điện thoại ở mức lớn
Trong trường hợp thăm viếng đám tang, nếu vô tình để chuông điện thoại to sẽ không hay. Bởi trường hợp có người gọi đến sẽ phá vỡ đi không khí trang nghiêm, đau buồn của đám tang. Đặc biệt là thời điểm đang diễn ra nghi thức vái lạy, cúng cơm, v.v…
♦Tìm hiểu thêm:
• Video tang lễ do Blackstones tổ chức
• Vì sao nên chọn Blackstones để tổ chức đám tang
• Sự chuyên nghiệp của Blackstones trong tang lễ