Tại sao cần hộ niệm lúc lâm chung?

Tại sao cần hộ niệm lúc lâm chung?

  • Ngày đăng: 01/03/2021
  • Người xem: 7232
  • Hiện tại: 45
Tại sao cần phải hộ niệm lúc lâm chung

Hộ niệm là gì?

Hộ niệm hay trợ niệm là cách thức giúp cho người sắp mất có được chánh niệm bằng cách tụng kinh. Hộ niệm đóng vai trò quan trọng trong hành trình sinh tử của mỗi người. Hộ niệm được xem là cách thức trợ giúp, cũng như nhắc nhở thần thức người bệnh trong lúc lâm chung hoặc vừa lâm chung giữ vững chánh niệm. Đồng thời, hộ niệm còn nhắc nhớ lại những việc làm thiện của mình lúc còn mạnh khoẻ, nhớ đến Tam bảo, để tâm hướng đến Phật A Di Đà để niệm chí thành, vững lòng và cùng tha thiết nguyện sanh về Tây phương Cực Lạc.

Hộ niệm vãng sanh
Hộ niệm vãng sanh

Giây phút lâm chung là thời điểm nguy kịch nhất đối với người hấp hối, cũng là cơ hội cuối cùng để cho người hấp hối có thể chuyển đổi. Cho nên, hộ niệm lúc này thật sự cần thiết.

Tại sao chúng ta cần phải hộ niệm?

Theo kinh Phật, sau khoảng 8 giờ đồng hồ, tâm thức sẽ tách khỏi thể xác và trở thành “thân trung ấm”. Trong vòng 7 tuần sau đó, những người thân của người đã khuất nên tiếp tục niệm Phật trợ duyên, tụng kinh, bái sám và mời những người Phật tử khác cùng hành lễ để trợ duyên cho người chết sớm được siêu thoát.

Thân trung ấm
Thân trung ấm là một trạng thái tâm thức trung gian giữa cái chết và sự tái sinh.

Khi một người mất, xác thịt của người ấy trở về với cát bụi, nhưng còn phần tâm thức của người ấy thì sao, điều gì sẽ diễn ra với nó, nó có tồn tại mãi mãi không? Vấn đề này được kinh Phật diễn tả rằng, trong vòng 7 tuần sau khi mất, ba loại nghiệp sẽ tham gia quyết định nơi đến của thần thức, nơi mà người ấy tái sinh. Ba loại nghiệp đó bao gồm: trọng nghiệp, tập quán nghiệp và cận tử nghiệp. Trong đó, cận tử nghiệp có sự chi phối mạnh mẽ nhất.

Thứ nhất, sự quyết định của trọng nghiệp. Trọng nghiệp là những việc thiện lành hoặc những việc cực ác mà người ta đã từng làm lúc còn sống. Kết quả của những nghiệp ấy đã được xác định cụ thể, ví như người nào gieo những hạt giống thiện thì khi quả chín muồi, họ sẽ được sinh lên thiên giới hoặc thác sanh về cảnh giới của chư Phật. Nếu người nào gieo những hạt giống bất thiện thì kết quả sẽ bị đọa vào địa ngục, ngạ quỷ hay súc sanh. “Tất cả những gì người ta đã tạo ra, dù tốt hay xấu, chính họ sẽ là người nhận lãnh những kết quả ấy”.

Làm việc thiện lành
Khi còn sống làm nhiều việc thiện lành khi mất sẽ được sinh lên thiên giới hoặc thác sanh về cảnh giới của chư Phật

Thứ hai, tập quán nghiệp là những thói quen và những sở thích của con người lúc còn sống. Người tốt có thói quen tốt và ngược lại, người xấu thì có thói quen xấu. Một khi sở thích trở thành thói quen thì khó lòng thay đổi được. Khi một người mới qua đời, nếu không có sự chi phối nào khác thì người ấy sẽ đi theo những người có thói quen tương tự với mình và sẽ tái sinh ở đó.

Người tốt
Người tốt có thói quen tốt và ngược lại nên khi mất sẽ đi theo những người có thói quen tương tự với mình và sẽ tái sinh ở đó.

Thứ ba, cận tử nghiệp gắn liền với ý niệm của người đang hấp hối. Những ý niệm cuối cùng của người chết sẽ quyết định là tái sinh vào trong sáu cảnh giới của cõi dục hay được thác sanh về cảnh giới của chư Phật. Ý niệm cuối cùng ấy rất quan trọng. Nếu người hấp hối không có những trọng nghiệp, cũng không có thói quen hay ý niệm rõ ràng gì thì thần thức sẽ bị lấp lửng như những làn sóng vô tuyến. Khi người ấy nghe tiếng khóc than từ người thân thì lúc này trong tâm thức của họ sẽ nảy sinh ý niệm muốn quay trở lại. Nếu lúc này nghe tiếng niệm Phật thì người đó sẽ không bị vướng bận bởi những âu lo của cuộc đời. 

Người đang hấp hối
Người đang hấp hối nghe tiếng niệm phật sẽ không bị vướng bận bởi những âu lo của cuộc đời và sẽ tái sinh.

Ý niệm muốn quay trở lại là nguyên nhân dẫn đến sự tái sinh trong sáu cõi hữu tình, trong khi ý niệm không bị ràng buộc bởi những lo âu của trần thế chính là nhân tố dẫn đến sự thác sanh về cảnh giới của chư Phật.

Cổ nhân đã nói rằng: “Khi bạn đánh vào cái chiêng một nghìn lần, thì lần đánh sau cùng sẽ tạo nên âm thanh hòa điệu”. Hộ niệm là “gõ lần cuối cùng để tạo nên sự hòa điệu” ấy. Có nghĩa là dùng sự hộ niệm để điều chỉnh ý niệm của người hấp hối, để khơi gợi và để tác động trực tiếp vào tâm thức của người ấy. Ý niệm thiện lành sẽ đưa đến sự tái sanh ở cõi lành, còn ý niệm bất thiện thì sẽ bị tái sinh vào ác đạo. Khi một người hấp hối là lúc họ bắt đầu khởi một ý niệm, chúng ta phải hộ niệm để gợi mở, để truyền cảm hứng và để dẫn dắt dòng tâm thức của người đó. Đây cũng chính là lý do mà chúng ta cần phải hộ niệm.

Chủ đề có thể bạn quan tâm:
Tang lễ Hộ niệm

Đăng ký tư vấn chúng tôi sẽ liên hệ với bạn ngay