Lễ Phật Đản và những điều cần biết

Lễ Phật Đản và những điều cần biết

  • Ngày đăng: 27/05/2021
  • Người xem: 6166
  • Hiện tại: 35

Lịch sử hình thành

Trước năm 1959, các nước Đông Á thường tổ chức ngày lễ Phật Đản vào ngày 8/4 âm lịch. Nhưng tại Đại hội Phật giáo thế giới lần đầu tiên, tại Colombo (Tích Lan) được tổ chức từ 25/5 đến 8/6/1950, 26 nước là thành viên thống nhất lấy ngày Phật Đản quốc tế là ngày rằm tháng tư âm lịch hàng năm (15/4).

Từ năm 1999, ngày lễ Phật Đản 15/4 (âm lịch) đã được Liên Hiệp Quốc công nhận là ngày lễ hội văn hóa tâm linh thế giới. Lễ Phật Đản là một trong ba lễ cấu thành Lễ Tam hợp mà Liên Hiệp Quốc gọi là Vesak (lễ Phật Đản sinh, lễ Phật thành đạo và lễ Phật nhập Niết bàn).

Cứ vào mỗi độ trăng tròn tháng Tư âm lịch, những người con Phật lại hướng tâm về đại lễ Vesak kỷ niệm ngày Đức Phật đản sinh
Cứ vào mỗi độ trăng tròn tháng Tư âm lịch, những người con Phật lại hướng tâm về đại lễ Vesak kỷ niệm ngày Đức Phật đản sinh

Đại lễ Phật đản ở Việt Nam được Phật giáo tổ chức trang trọng, thành kính. Lễ chính được tổ chức vào ngày rằm tháng 4 âm lịch, các hoạt động để chào mừng ngày đại lễ như: làm lễ đài để tổ chức chương trình văn nghệ, diễu hành xe hoa, thả đèn hoa đăng trên sông, thuyết giảng về Phật pháp, nghi thức tắm Phật… để những người con Phật tưởng nhớ kỷ niệm ngày Đức Phật ra đời.

Ý nghĩa của đại lễ Phật Đản

Đại lễ Vesak Phật lịch 2565 là dịp để ôn lại những dấu son trong cuộc đời và đạo nghiệp của Đức Phật, nhắc nhở mỗi người con Phật hãy thực tập giáo pháp và đem giáo pháp vào đời, giúp cuộc đời chuyển hóa đem lại hạnh phúc, an lạc và lợi ích cho nhân loại.

Kỷ niệm ngày Đức Phật đản sinh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với Tăng Ni, Phật tử trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Ngày đản sinh của Đức Phật được Liên Hợp Quốc tổ chức hàng năm. Đây là lễ hội tôn giáo lớn của thế giới nhằm tôn vinh những giá trị nhân văn sâu sắc của Phật giáo vì hòa bình cho nhân loại.

Lễ tắm Phật - Nghi thức không thể thiếu trong ngày Lễ Phật Đản
Lễ tắm Phật – Nghi thức không thể thiếu trong ngày Lễ Phật Đản

Đức Phật là sứ giả của chân lý về đức đại từ bi và trí tuệ. Tổ chức đại lễ Phật đản là sự kiện thiêng liêng đối với những người đi theo dấu chân Đức Phật để tưởng niệm, nhắc nhớ cuộc đời và những thông điệp vượt thời gian, không gian của Ngài. Để thực hiện những lời Phật dạy, mang đến an lạc, hạnh phúc cho mọi người, sự phồn vinh, thịnh vượng cho đất nước và hòa bình cho nhân loại.

Nên làm gì trong ngày lễ Phật Đản?

Ăn chay

Ăn chay là một trong những nghi thức cần làm đầu tiên trong ngày lễ Phật Đản. Vào ngày này, các Phật tử không nên sát sinh, nên ăn chay để tâm hồn thanh tịnh, thanh lọc tạp niệm, tích đức cho bản thân mình, cũng như con cháu đời sau.

Bạn có thể tự mình chuẩn bị những bữa chay ấm cúng đơn giản tại gia cùng người thân để ngày lễ này trở nên ý nghĩa hơn.

Vệ sinh nhà cửa, lau dọn bàn thờ sạch sẽ

Lau dọn, vệ sinh nhà cửa, sân vườn, đặc biệt là trang trí bàn thờ Phật thật đẹp. Đây là cách thể hiện lòng thành kính của người Phật tử đối với Đức Phật trong ngày Phật đản sanh. Đồng thời, việc dọn dẹp vệ sinh nhà cửa còn lột rửa đi những dơ bẩn, xấu xa.

Đi chùa nghe thuyết giảng, làm công quả

Lễ Phật Đản là cơ hội để các Phật tử đến chùa làm công quả, nghe thuyết giảng về cuộc sống, tự chiêm nghiệm về hành động của bản thân, điều này giúp tâm hồn được thanh tịnh, thanh lọc những tạp niệm xấu xa trong lòng. Ngoài ra, các Phật tử nên góp tay vào việc phụ giúp nhà chùa chuẩn bị dâng hoa, làm lễ trong ngày lễ lớn này.

Làm nhiều việc thiện nguyện

Không chỉ trong ngày Lễ Phật Đản, những ngày bình thường các Phật tử cũng nên làm nhiều việc thiện và giúp đỡ những mảnh đời khó khăn hơn mình. Làm việc thiện không chỉ giúp người khác mà là giúp chính bản thân mình được thanh thản, nhẹ nhõm như chính câu nói “Cho đi là còn mãi”.

Phóng sinh

Vào các dịp lễ lớn và có ý nghĩa đặc biệt trong năm, người Việt thường có nghi thức phóng sinh các động vật như chim, cá… Đây là thông điệp mang tính nhân văn sâu sắc về việc giảm bớt sát sanh, sống an lạc thanh tịnh và yêu thương động vật muôn loài.

Phóng sinh như cách trao cho sinh vật cơ hội được tiếp tục sống
Phóng sinh như chính cách trao cho sinh vật cơ hội được tiếp tục sống

Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu được nguồn gốc, ý nghĩa của ngày lễ Phật Đản; cũng như nên làm gì trong ngày lễ trọng đại này. Theo dõi những bài viết tiếp theo để cập nhật nhanh nhất những thông tin bổ ích.

Chủ đề có thể bạn quan tâm:
Lễ phật đản

Đăng ký tư vấn chúng tôi sẽ liên hệ với bạn ngay