Lễ hội Vu Lan dù mang những tên gọi khác nhau, với nét đặc trưng văn hóa riêng nhưng nhìn chung đều hướng về quan niệm đạo hiếu của Phật giáo. Trong bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu Đại lễ Vu Lan qua từng quốc gia.
Lễ ma quỷ ở Trung Quốc
Người Trung Hoa coi ngày rằm tháng 7 âm lịch là ngày mở cửa Quỷ Môn Quan, khi âm khí rất nặng. Vì vậy, họ kiêng làm những việc trọng đại vào tháng này. Thay vào đó, vào mùa Vu Lan, người ta thường thăm viếng, sửa sang, và quét dọn lăng mộ của người quá cố.
Hằng năm, phật tử ở Trung Hoa tổ chức lễ Vu Lan từ ngày 15 đến ngày 30 tháng 7 âm lịch. Trong lễ Vu Lan, chư Tăng thường tổ chức các buổi cầu nguyện cho người quá cố. Những khóa lễ đặc biệt được tổ chức ở các chùa suốt cả ngày lẫn đêm để cầu nguyện cho các vong linh, những vong hồn đang bị đói khát dày vò nơi địa ngục và ngạ quỷ được an lành.
Người dân từng vùng thể hiện lòng hiếu thuận với tổ tiên qua nhiều hình thức khác nhau như đốt tiền giấy, thả đèn hoa đăng, hay tổ chức các hoạt động chiêm bái, cúng lễ. Tuy nhiên, ý nghĩa cơ bản của ngày lễ ma quỷ vẫn luôn được giữ vững trong đời sống tâm linh của người Trung Hoa.
Tìm hiểu thêm Tháng 7 Âm lịch – 3 kiêng kị nếu không muốn xui xẻo
Lễ linh hồn của người Nhật
Lễ Vu Lan (Ullambana) ở Nhật Bản gọi là Bon-Odori, hay ngắn gọn là Obon. Đã hơn năm trăm năm, lễ Obon được tổ chức trong bốn ngày. Ngày đầu tiên là ngày Khai đàn và kết thúc bằng lễ phóng đăng.
Đặc trưng của lễ Obon là vũ điệu Bon-Odori, xuất phát từ câu chuyện của Phật tử Mokuren. Sau khi thấy mẹ mình chịu khổ dưới địa ngục, Mokuren cầu xin Phật Tổ. Phật hướng dẫn ông dâng cúng lễ vật lên chư Tăng. Sau khi mẹ ông được giải thoát, ông nhảy múa vui mừng, từ đó điệu múa Bon-Odori ra đời. Những điệu nhảy vui nhộn này giúp vơi bớt cảm xúc tang thương trong cảnh chia ly.
Ngoài ra, nghi thức dâng lửa soi đường cho linh hồn và lễ thả thuyền giấy Toro Nagashi cũng là những phần quan trọng. Các con thuyền giấy được thả theo các con sông, biểu tượng tiễn đưa linh hồn người quá cố trở về thế giới của họ.
Lễ Obon là một trong năm ngày lễ quốc gia lớn nhất của Nhật Bản, không chỉ có ý nghĩa tinh thần đối với người Nhật mà còn thu hút du khách từ khắp nơi trên thế giới. Đây cũng là dịp gia đình đoàn tụ, về quê thăm họ hàng, viếng mộ tổ tiên, và tổ chức tiệc mừng tuổi cho cha mẹ để tưởng nhớ công ơn dưỡng dục.
Ngày lễ Tổ tiên tại Malaysia
Ngày lễ Vu Lan, còn gọi là ngày Tổ tiên, ngày báo hiếu hay Lễ hội tháng Bảy tại Malaysia, mang những nét đặc trưng riêng của quốc gia này. Bên cạnh các hoạt động thể hiện tinh thần hiếu đạo như thăm viếng, tảo mộ, dâng cúng phẩm vật cho người thân đã quá cố, và cúng dường Tam bảo để hồi hướng công đức, người Malaysia còn tổ chức nhiều sinh hoạt tôn giáo và văn hóa độc đáo.
Theo phong tục, vào ngày lễ Vu Lan, người dân nghỉ làm tất cả các công việc đồng áng và cử hành nghi thức siêu độ vong linh. Trước đây, người dân đốt nhiều giấy tiền, vàng mã và các vật dụng bằng giấy. Tuy nhiên, theo người Malaysia hiện đại, việc đốt vàng mã xuất phát từ văn hóa tín ngưỡng dân gian của người Trung Hoa, không liên quan đến giáo lý đạo Phật nên ngày nay đã giảm đi nhiều.
Thay vào đó, vào ngày Vu Lan, hàng trăm và đôi khi hàng nghìn người tập trung đến các chùa để tụng kinh Vu Lan, cầu nguyện cho người quá cố và cúng dường lên đức Phật. Người Phật tử Malaysia còn tổ chức các hội diễn văn nghệ tại các khu dân cư, với sự tham gia nhiệt tình của các ca sĩ, vũ công, diễn viên. Tất cả chi phí cho việc tổ chức văn nghệ và các hoạt động trong ngày Vu Lan đều do quần chúng Phật tử tự nguyện đóng góp.
Lễ Vu lan tại Việt Nam
Lễ Vu Lan ở Việt Nam bắt nguồn từ sự tích về Bồ Tát Mục Kiền Liên đại hiếu cứu mẹ mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ. Lễ Vu Lan diễn ra vào ngày rằm tháng 7 âm lịch, trùng với ngày Xá tội vong nhân theo phong tục Á Đông. Vu Lan là ngày báo ân, báo hiếu cha mẹ và tổ tiên của cả kiếp này và những kiếp trước.
Nghi thức cài bông hồng lên ngực áo là một điểm đặc biệt chỉ có ở Việt Nam. Việc nhớ về cha mẹ và cài lên ngực bông hoa cao quý chính là cách con cái thể hiện tình cảm và lòng hiếu thảo với cha mẹ.
Ngày hội Vu Lan là dịp để người con Phật bày tỏ lòng hiếu thảo, thực hiện nghĩa cử tri ân báo hiếu với đấng sinh thành, tổ tiên, và ông bà. Ngoài ra, Vu Lan cũng là dịp để trải rộng lòng thương đến những vong linh cô hồn và những mảnh đời bất hạnh đang còn sống.
Điểm qua những hành động ý nghĩa nên làm trong mùa Vu Lan trong bối cảnh dịch covid 19.
Kết luận
Vu Lan đã trở thành một trong những ngày lễ lớn, vượt qua giới hạn không gian, địa lý, tôn giáo, và tín ngưỡng. Những giá trị đạo hiếu của lễ Vu Lan nhắc nhở mọi người về hai chữ “Tri ân”, tìm về nguồn cội tâm linh và duy trì hơi ấm tình người trong cuộc sống. Với Blackstones, những ngày quan trọng gợi nhớ cội nguồn phải luôn được khắc cốt ghi tâm. Vì vậy, chúng tôi luôn chỉn chu trong mọi hoạt động liên quan đến câu chuyện hữu sự.
Blackstones tự hào được góp phần vào việc giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống này. Với các dịch vụ tang lễ chuyên nghiệp và tận tâm, Blackstones không chỉ hỗ trợ gia đình trong những thời khắc khó khăn nhất mà còn giúp họ thể hiện lòng kính trọng và biết ơn đối với người đã khuất một cách trang trọng và ý nghĩa nhất.
Đại lễ Vu Lan – mỗi quốc gia 1 sắc màu