Ý nghĩa của việc cúng giao thừa và những điều gia đình cần lưu ý!

Ý nghĩa của việc cúng giao thừa và những điều gia đình cần lưu ý!

  • Ngày đăng: 27/01/2024
  • Người xem: 7580
  • Hiện tại: 98
Ý nghĩa của lễ cúng giao thừa và những lưu ý cần thiết

Vào thời khắc giao thừa, gia đình thường chuẩn bị mâm cúng để cầu mong một năm mới thuận lợi, suôn sẻ. Cùng Blackstones đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ về ý nghĩa của lễ cúng vào dịp giao thừa.

Ý nghĩa của việc cúng Giao Thừa 

Cúng giao thừa là lễ cúng để bỏ đi những điều xấu của năm cũ và đón nhận những điều tốt đẹp của năm mới. Theo tục lệ cổ truyền, giao thừa được tổ chức nhằm đón các Thiên Binh đi thị sát dưới hạ giới. Bàn cúng thường đặt ở ngoài cửa chính vì các vị thần không kịp vào tận bên trong nhà. Hết một năm, vị Hành khiển cai quản Hạ giới sẽ bàn giao công việc cho vị Hành khiển mới. Có 12 vị Hành khiển và phán quan luân phiên quản lý, mỗi năm một vị, sau 12 năm sẽ trở lại.

Lễ cúng giao thừa với mong muốn bỏ đi những điều xấu để đón nhận những điều tốt của năm mới
Lễ cúng với mong muốn bỏ đi những điều xấu để đón nhận những điều tốt của năm mới

Tham khảo 18 Phong tục truyền thống trong dịp Tết ở Việt Nam

Mâm cỗ cúng Giao thừa ở ngoài trời 

Mâm lễ cúng ngoài trời được sắp bày với lòng thành kính để tiễn đưa vị thần cai quản năm cũ và đón vị thần mới. Trên bàn thờ cúng bao gồm có bát hương, 2 ngọn đèn dầu hoặc nến. Lễ vật bao gồm thủ lợn hoặc con gà, bánh chưng, mứt kẹo, trầu cau, hoa quả, rượu và nước, vàng mã.

Bàn thờ tổ tiên chuẩn bị cho việc lễ cúng

Cúng trong nhà là lễ cúng tổ tiên vào thời khắc giao thừa, nhằm cầu xin tổ tiên phù hộ, độ trì cho gia đình trong năm mới. Mâm cúng gia tiên gồm các món mặn ngày Tết được chế biến tinh khiết và trang nghiêm.

Trong lúc tổ chức lễ cúng lúc giao thừa tại gia, mọi người trong gia đình đứng nghiêm trang trước bàn thờ, cầu nguyện và khấn lễ tổ tiên, xin sự bảo hộ và phù trì rồi mới cầu An khang, Thịnh vượng, sức khỏe tốt. Trước khi khấn tổ tiên, gia chủ khấn Thổ Công để xin phép cho tổ tiên về ăn Tết.

Khi cúng giao thừa, cần sửa soạn bàn thờ và trang nghiêm nhất có thể
Khi cúng, cần sửa soạn bàn thờ và trang nghiêm nhất có thể

Xem thêm Các lễ cúng mùa tết Nguyên Đán quan trọng cần nhớ!

Một vài lưu ý khi cúng dịp giao thừa

  • Thời gian cúng: Lễ cúng thường bắt đầu vào giờ Tý (23h-1h). Cần bày mâm lễ cúng trước giờ cúng.
  • Cúng ngoài trời: Không được cúng sau 0h.
  • Trang phục: Mặc kín đáo, lịch sự, đầu tóc gọn gàng.
  • Thái độ: Tránh cười đùa, trêu chọc trong khi cúng.

Kết luận

Hy vọng rằng những thông tin và lưu ý trong bài viết sẽ giúp bạn tổ chức lễ cúng Giao Thừa một cách ấm cúng và ý nghĩa nhất. Với sự tận tâm và dày dặn kinh nghiệm, Blackstones sẽ đồng hành cùng gia đình trong mọi nghi lễ, đảm bảo sự chu đáo và trọn vẹn cho mỗi khoảnh khắc quan trọng của gia đình bạn.

Kính chúc bạn và gia đình một năm mới an khang, thịnh vượng và vạn sự như ý!

 

Ý nghĩa của việc cúng giao thừa và những điều gia đình cần lưu ý!

Chủ đề có thể bạn quan tâm:
Giao Thừa lễ cúng Giao Thừa

Đăng ký tư vấn chúng tôi sẽ liên hệ với bạn ngay

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Chào Bạn! Công Ty Dịch Vụ Tang Lễ Blackstones đã sẵn sàng hỗ trợ và tư vấn miễn phí