Tầm quan trọng của cúng giỗ trong nghi lễ thờ cúng tổ tiên

Tầm quan trọng của cúng giỗ trong nghi lễ thờ cúng tổ tiên

  • Ngày đăng: 24/07/2021
  • Người xem: 5112
  • Hiện tại: 78

Tìm hiểu về nghi thức cúng giỗ

Lễ cúng giỗ vào đúng ngày mất hay trước ngày mất một ngày? Đây có lẽ là thắc mắc chung của nhiều gia đình. Có người cho rằng phải cúng vào ngày đang còn sống (tức là trước ngày mất), có người lại cho rằng “trẻ dôi ra, già rút lại”, vậy nên chết trẻ thì cúng giỗ đúng ngày mất, còn người già thì cúng trước một ngày. Vậy thì đâu là câu trả lời phù hợp cho câu hỏi: “Người trung niên chết thì cúng vào ngày nào?”

Ngày giỗ theo âm Hán là huý nhật hay kỵ nhật, tức là lễ kỷ niệm ngày mất của tổ tiên, ông bà, cha mẹ, cũng có nghĩa là ngày kiêng kỵ. Nguyên ngày trước, “Lễ giỗ” gọi là “Lễ chính kỵ”; chiều hôm trước lễ chính kỵ có “lễ tiên thường” (nghĩa là nếm trước), con cháu sắm sanh một ít lễ vật, dâng lên mời gia tiên nếm trước. Ngày xưa, những nhà phú hữu mời bà con làng xóm ăn giỗ cả hai lễ tiên thường và chính kỵ. 

Dần dần hoặc vì bận việc hoặc vì kinh tế hoặc vì thiếu người phục dịch, người ta giản lược đi, chỉ mời khách một lần nhưng hương hoa, trầu rượu vẫn cúng cả hai lễ. Tóm lại, nếu vận dụng đúng phong tục cổ truyền phổ biến trong cả nước thì trước ngày chết (lễ tiên thường) phải cúng chiều, cúng đúng ngày chết (lễ chính kỵ) phải cúng buổi sáng.

Ý nghĩa của nghi thức cúng giỗ

Cúng giỗ là nghi lễ kỷ niệm ngày người mất qua đời, được tính theo Âm lịch. Vào mỗi dịp cúng giỗ, các gia đình thường tổ chức sum họp, ăn uống; bởi lẽ như vậy cho nên mới có tên gọi khác là ăn giỗ. Với ý nghĩa trước cúng sau ăn, đây là dịp để sum vầy, tụ họp, chuyện trò tâm sự để gắn kết các thành viên trong gia đình, lưu giữ truyền thống dòng tộc và ghi nhớ công lao của các bậc tiền bối.

Theo tập quán lâu đời, dân ta lấy ngày giỗ (ngày mất) làm trọng, cho nên ngày đó, ngoài việc thăm phần mộ, tuỳ gia cảnh và tuỳ vị trí người đã khuất mà cúng giỗ. Đây cũng là dịp gặp mặt người thân trong gia đình, dòng họ; để tưởng nhớ người đã khuất và bàn việc người sống giữ gìn gia phong. 
Theo tập quán lâu đời, dân ta lấy ngày giỗ (ngày mất) làm trọng, cho nên ngày đó, ngoài việc thăm phần mộ, tuỳ gia cảnh và tuỳ vị trí người đã khuất mà cúng giỗ. Đây cũng là dịp gặp mặt người thân trong gia đình, dòng họ; để tưởng nhớ người đã khuất và bàn việc người sống giữ gìn gia phong. 

Nhà giàu thì tổ chức làm giỗ linh đình, mời người thân trong dòng họ, bạn bè gần xa, anh em bằng hữu về dự giỗ. Nhà nghèo thì chỉ cần lưng cơm, đĩa muối, quả trứng, ba nén nhang, một đôi nến và vài món ăn giản dị cúng người mất. Bởi cúng giỗ suy cho cùng cũng xuất phát từ lòng thành kính đối với người đã mất. Lòng thủy chung, thương xót người đã khuất phụ thuộc vào việc con cháu nhớ đến ngày người mất để làm giỗ, không liên quan đến việc làm giỗ lớn hay nhỏ.

Thân bằng, cố hữu của những người quá cố nếu thấy lưu luyến thì đến dự giỗ theo ngày đã định sẵn từ trước, không cần phải đợi đến thiệp mời như tiệc cưới, lễ mừng; không nên có chuyện “hữu thỉnh hữu lai, vô thỉnh bất đáo”, nghĩa là mời thì đến, không thì thôi.

Cúng giỗ có vị trí quan trọng trong nghi thức thờ cúng tổ tiên

Từ lâu đời, mỗi gia đình Việt Nam không phân biệt giàu nghèo sang hèn, kể cả nhiều gia đình theo đạo Thiên Chúa, gia đình nào cũng theo tập quán thờ cúng tổ tiên, ông bà, cha mẹ.

Cúng giỗ có vị trí quan trọng trong nghi thức thờ cúng tổ tiên. Với quan niệm “dương sao, âm vậy” và con người có linh hồn “thác là thể phách, hồn là tinh anh”, dù tổ tiên đã thác nơi suối vàng nhưng linh hồn vẫn luôn quây quần bên con cháu, thường xuyên thăm nom, phù hộ con cháu lúc khó khăn; tức linh hồn người chết có mối quan hệ, có tác động lớn đến đời sống tinh thần của con người. Việc cúng giỗ cũng mang nhiều ý nghĩa, khởi nguồn từ lòng hiếu thảo của con cháu luôn tưởng nhớ đến công ơn của tổ tiên ông bà và đấng sanh thành. 

Nhiều gia đình đặt lọ hài cốt ông bà trên bàn thờ trong nhà, hoặc xây mộ người quá cố ngay trong vườn nhà để ông bà cha mẹ vẫn được ở gần gũi với con cháu, con cháu cũng tiện việc chăm nom, nhang khói. Nhờ coi trọng việc thờ cúng tổ tiên, con cháu luôn ăn ở phải đạo, gìn giữ gia phong, không dám làm điều sai quấy (tức không phạm luật: luật nhà, luật nước) mà phụ lòng tổ tiên, ông bà. Như vậy cả lý lẫn tình, việc cúng giỗ và thờ cúng tổ tiên là việc làm tốt, cần được duy trì.

 

Chủ đề có thể bạn quan tâm:
Thờ cúng

Đăng ký tư vấn chúng tôi sẽ liên hệ với bạn ngay

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *