Nguồn gốc và những điều cần biết về tháng 7 Âm lịch

Nguồn gốc và những điều cần biết về tháng 7 Âm lịch

  • Ngày đăng: 25/08/2021
  • Người xem: 5117
  • Hiện tại: 96

Nguồn gốc tháng cô hồn

Ở Trung Quốc, nguồn gốc của tháng cô hồn bắt nguồn từ việc Diêm Vương cho mở cửa Quỷ Môn Quan vào ngày 2/7 Âm lịch hằng năm để quỷ đói được trở lại trần gian rồi đến rằm lại quay về. Chính vì thế mà theo tục lệ dân gian, người trần gian phải cúng cháo, gạo, muối cho quỷ đói để chúng không quấy nhiễu cuộc sống thường ngày. Hằng năm, người dân Trung Quốc tiến hành cúng cô hồn vào ngày 14/7 Âm lịch.

Truyền thuyết dân gian cho rằng từ mùng 2/7 Âm lịch hằng năm, Diêm Vương ra lệnh bắt đầu mở Quỷ Môn Quan.
Truyền thuyết dân gian cho rằng mùng 2/7 Âm lịch hằng năm, Diêm Vương bắt đầu mở Quỷ Môn Quan.

Ở Nhật Bản, ngày lễ này được tổ chức vào ngày 7/7 Âm lịch và cả ngày rằm tháng bảy. Ở Đài Loan thì, ngày lễ này được kéo dài cả tháng nhưng thông thường thường tập trung vào ngày 15 của tháng với ba phần khác nhau: đầu tiên là mời các vong hồn, cúng tế cho họ ăn vào ngày 15 và đưa tiễn họ vào ngày 29.

Ở Việt Nam, cúng cô hồn là một tín ngưỡng tâm linh truyền thống của người Việt, được truyền từ đời này sang đời khác. Hằng năm, người Việt cúng cô hồn kéo dài một tháng, tùy thuộc vào từng gia đình, từng vùng miền khác nhau chứ không ấn định riêng một ngày nào. 

Tháng cô hồn hay tháng “xá tội vong nhân” là một tín ngưỡng dân gian quan trọng và có liên quan tới ma quỷ, tâm linh nên rất được người Việt coi trọng. Ngoài những lễ tiết cúng bái, dân gian ta còn tương truyền cả những điều mọi người nên làm và không nên làm trong tháng cô hồn với mong muốn cầu mong được bình an, hạnh phúc.

Những điều nên làm

Tháng cô hồn nên tránh sát sinh, chính vì thế mà mâm cơm cúng Rằm thay vì rượu thịt cũng ưu tiên đồ chay. Mọi người thường chuẩn bị giò, chả chay hay nem nấm, canh rau củ quả, các món từ đậu hũ… Khi chiên nấu đồ ăn cũng dùng dầu thực vật, không lấy mỡ động vật. Mâm cơm thanh tịnh sẽ giúp lọc sạch tà khí, loại bỏ sân si, tạp niệm.

Ăn chay để lòng mình cũng "thanh đạm"
Ăn chay để lòng mình cũng “thanh đạm”

Nên tung gạo muối cúng chúng sinh. Thông thường, gia chủ thường cúng Phật, cúng gia tiên, thần linh trong nhà. Tuy nhiên, trong ngày Rằm tháng 7, gia chủ cũng cần cúng chúng sinh ở trước cửa hoặc ngoài trời. Một số nơi còn cúng ở chùa thay vì cúng tại gia. Khi cúng chúng sinh, hãy tung một nắm gạo hoặc muối từ trong nhà ra khỏi cửa. Hành động này giống như tiễn cô hồn, xua tan âm khí. Chú ý, không ném gạo muối từ ngoài vào trong nhà mà phải làm ngược lại mới đúng.

Những điều không nên làm

Người dân cũng quan niệm rằng, tháng cô hồn là tháng ma quỷ, không đem lại may mắn nên hầu hết các công việc cưới hỏi, khởi công xây dựng, mua sắm, đi xa,… đều tránh tháng 7.

Theo quan niệm phong thủy, vào tháng cô hồn, gia chủ cần kiêng, tránh động đến nhà cửa như: động thổ hay cất mái bởi khi động thổ xây nhà sẽ làm Âm – Dương mất cân bằng dẫn tới nhiều tác động xấu tới người động thổ. Trường hợp đang xây dựng thì có thể tiếp tục các công việc đang làm mà không cần kiêng cữ tới mức dừng hết các công việc.

Đối với công việc kinh doanh, mua bán hoàn toàn không cần kiêng cữ hay né tránh bởi các hoạt động này không liên quan tới tháng 7 Âm lịch. Chúng ta hoàn toàn có thể thực hiện các công việc quan trọng trong tháng 7 Âm lịch vào các ngày tốt, bởi đó là những ngày có được các tương tác tốt từ bên ngoài vũ trụ lên Trái Đất và con người.

Đồng thời, tháng 7 Âm lịch thường mưa gió thất thường nên việc đi lại cần thận trọng hơn, nhất là di chuyển bằng tàu bè, xe cộ… Ngoài ra, theo quan niệm dân gian, khi cúng Rằm tháng 7, gia chủ không nên cúng vào buổi sáng. Mọi nghi thức nên được hoàn thành trong ngày 15 âm của tháng 7. Cũng nên lưu ý tuyệt đối không cúng đồ giả, vì như vậy có thể khiến phúc khí trong nhà tiêu tan.

Chủ đề có thể bạn quan tâm:

Đăng ký tư vấn chúng tôi sẽ liên hệ với bạn ngay

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *