Lễ Vu Lan Báo Hiếu: Ý nghĩa, nguồn gốc và 3 nghi lễ quan trọng

Đại Lễ Vu Lan Báo Hiếu – Sự tích ra đời và 3 nghi lễ quan trọng

  • Ngày đăng: 06/08/2024
  • Người xem: 8169
  • Hiện tại: 42
Lễ Vu Lan Báo Hiếu

Đã từ lâu dịp Lễ Vu Lan Báo Hiếu (ngày rằm tháng Bảy âm lịch hằng năm). Đã trở thành một trong những dịp lễ lớn trong năm của người theo đạo Phật. Đây là ngày để con cháu tưởng nhớ và thể hiện lòng hiếu kính, đền đáp công ơn sinh thành và nuôi dưỡng của cha mẹ. 

Lễ Vu Lan là gì?

Lễ Vu Lan còn được gọi với cái tên khác là Lễ Vu Lan Báo Hiếu. Là một ngày lễ quan trọng đối với Phật giáo. Ở Việt Nam, Lễ Vu Lan được tổ chức vào ngày rằm tháng Bảy âm lịch hàng năm (tức ngày 15/07 âm lịch). Trùng với ngày tết Trung Nguyên của người Hán. Và cùng là ngày Xá tội phong nhân trong phong tục Á Đông. Với ý nghĩa đậm nét nhân văn, hướng về truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta. Lễ Vu Lan đã phổ biến và được coi là dịp để tưởng nhớ, báo hiếu cũng như thể hiện lòng kính trọng đối với cha mẹ và tổ tiên đối với nhiều người dân Việt Nam.

Nghi thức dân hoa đăng
Lễ Vu Lan diễn ra vào ngày 15/7 âm lịch hàng năm

Nguồn gốc ngày Lễ Vu Lan báo hiếu.

Lễ Vu Lan có nguồn gốc từ Trung Quốc. Với sự tích Tôn giả Mục Kiền Liên – cứu mẹ thoát khỏi kiếp ngạ quỷ. Chuyện kể rằng:

Đại đức Mục Kiều Liên – Ông là một trong hai đại đệ tử của Phật Thích Ca. Sau khi tu được chính quả, vì nhớ mẹ nên ông đã dùng phép thần thông tìm kiếm. Và biết rằng mẹ mình là bà Thanh Đề đang phải chịu những hành hạ đói khát của kiếp ngạ quỷ nơi địa ngục vì những nghiệp ác đã gây ra lúc sinh thời.

Với tấm lòng hiếu thảo, ông đã nhiều lần dân cơm đến cho mẹ cùng ước nguyện mong bà vơi đi cảnh đói khát. Tuy nhiên, vì phải trả giá quá đắt cho những nghiệp ác của mình. Thức ăn khi vừa đưa lên miệng bà thì đều biến thành lửa đỏ.

Mục Kiều Liên cứu mẹ
Sự tích Mục Kiều Liên cứu mẹ

Quá đau lòng trước tình cảnh ấy, Mục Kiền Liên đã quay về cầu xin Đức Phật mong tìm cách cứu mẹ. Đức Phật đã cảm động mà chỉ dạy rằng: “Người dù có phép thần thông quảng đại đến đâu cũng không thể đủ sức cứu rỗi mẹ mình, chỉ có cách nhờ sự hợp lực của các vị chư tăng mười phương, hồi hướng công đức sau 3 tháng an cư kiết hạ cùng tập trung chú nguyện mới có thể chuyển hoá được nghiệp lực giúp mẹ và ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp để làm lễ cúng dường Tam Bảo cứu mẹ”.

Tuân theo lời chỉ bảo của Đức Phật, Mục Kiền Liên đã giải thoát được mẹ mình khỏi kiếp ngạ quỷ. Từ đó, ngày lễ Vu Lan được ra đời và tồn tại cho đến ngày nay.

Lễ Vu Lan là ngày nào?

Ngày Vu Lan được diễn ra cố định vào rằm tháng 7 (tức ngày 15/7) âm lịch hàng năm. Nếu tính theo dương lịch, ngày lễ Vu Lan thường rơi vào từ giữa đến cuối tháng 8, hoặc đầu tháng 9 hằng năm, cụ thể:

  •   Lễ Vu Lan 2022 đã rơi vào thứ 6, ngày 12/08 Dương Lịch.
  •   Lễ Vu Lan 2023 vào thứ 4, ngày 30/08 Dương Lịch.
  •   Lễ Vu Lan 2024,  rơi vào Chủ nhật, ngày 18/08 Dương Lịch.
  •   Lễ Vu Lan 2025 được tính sẽ vào thứ 7, ngày 06/09 Dương Lịch.
  •   Lễ Vu Lan 2026 sẽ rơi vào thứ năm, ngày 27/08 Dương Lịch.

Vào ngày này các phật tử sẽ về chùa để cầu nguyện và tham gia các chương trình, hoạt động ý nghĩa được tổ chức tại đây.

Lịch Vu Lan 2024
Ngày vu lan báo hiếu 2024 rơi vào ngày 18/08 dương lịch

Ý nghĩa ngày lễ Vu Lan.

Từ câu chuyện đáng kính về Bồ tát Mục Kiền Liên cứu mẹ khỏi kiếp ngạ quỷ. Ngày Lễ Vu Lan hằng năm đã trở thành dịp để nhắc nhở các thế hệ sau tưởng nhớ công ơn và thể hiện lòng hiếu thảo đối với cha mẹ và tổ tiên thế hệ trước. 

Trong mùa Vu Lan của Phật giáo, các phật tử thường cầu siêu cho những người đã qua đời. Đồng thời tích đức, hướng thiện, cầu mong đấng sinh thành được bình an, sống thọ và giải trừ nghiệp chướng…

Không chỉ riêng các Phật tử, Lễ Vu Lan hiếu hạnh còn mở ra một mùa báo hiếu, báo ân lan tỏa cho người dân khắp nước ta. Là cơ hội để tỏ lòng kính trọng và thể hiện sự biết ơn về công sinh thành, nuôi dưỡng và sự hy sinh của cha mẹ. Đối với người có cha mẹ đã khuất, đây là dịp để tưởng nhớ và cầu nguyện cho họ được siêu thoát khỏi kiếp luân hồi.

Các nghi lễ quan trọng ngày Vu Lan báo hiếu

Theo tín ngưỡng Phật giáo và phong tục Việt Nam, lễ Vu Lan diễn ra hàng năm với 3 nghi lễ chính.

Chuẩn bị mâm cỗ cúng lễ Vu Lan

Theo phong tục thờ cúng của người Việt. Lễ Vu Lan ở mỗi gia đình thường được thực hiện qua một trình tự cúng bài bản, mỗi phần lễ cúng đều có ý nghĩa riêng và những lễ vật cụ thể.

Các lễ cúng tại gia trong ngày Vu Lan

  •   Lễ cúng Phật: Mâm cúng Phật thường bao gồm cơm chay, ngũ quả và nghi thức đọc văn khấn. Nhằm cầu nguyện công đức, giải trừ nghiệp báo cho tổ tiên đã khuất mong họ sớm được đầu thai.
  •   Lễ cúng thần linh: Lễ vật cúng thần linh như xôi, gà luộc nguyên con, bánh chưng, trà, rượu, trái cây, hoa tươi,… Cùng văn khấn mong các vị thần linh phù hộ, che chở cho gia đình được khỏe mạnh, bình an.
  •   Lễ cúng gia tiên: Mâm lễ cúng gia tiên thường được chuẩn bị trang trọng, với cơm chay hoặc mặn, tiền vàng mã… Nhằm thể hiện lòng tôn kính và mong tổ tiên có cuộc sống đầy đủ, sung túc.
  •   Lễ cúng chúng sinh: Vào ngày rằm tháng 7, lễ Vu Lan còn kết hợp cúng chúng sinh hay còn gọi là cúng thí, với ý nghĩa giúp những vong hồn lang thang được hưởng lộc. Mâm cúng thường có:  Cháo loãng, đường muối gạo, hoa quả, bánh kẹo, nhang, đèn, quần áo giấy, tiền vàng…

Mỗi phần lễ cúng trong ngày Lễ Vu Lan đều mang ý nghĩa riêng, thể hiện sự tôn kính, tri ân và cầu nguyện đến các đối tượng khác nhau.

Mâm cúng Lễ Vu Lan
Mâm cơm cúng ngày Lễ Vu Lan

Tham khảo về các sản phẩm Đồ Thờ Cúng và Mâm Cúng Lễ chất lượng với giá cả hợp lý tại Blackstones !!!

Bài văn khấn cúng thần linh ngày Lễ Vu Lan

Không chỉ đơn giản là những nghi lễ thờ cúng tại gia bình thường mà thông qua những lời văn khấn đầy ý nghĩa còn chứa đựng niềm tin, lòng biết ơn của nhân dân. Người ta khấn cầu các vị Phật và thần linh cho gia đình được bình an, sức khỏe dồi dào. Họ cũng không quên dành lời cầu khấn cho những linh hồn của tổ tiên đã khuất. Điều này thể hiện sự tôn kính và sự hiếu thảo của con cháu đối các thế hệ cha ông.

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)
Con lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương.
Con kính lạy Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, Đức Mục Kiền Liên Tôn Giả.
Hôm nay là ngày Rằm tháng Bảy…….
Tín chủ chúng con là…..
Ngụ tại…….
Thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật và các thứ cúng dâng, bày lên trước án.
Chúng con thành tâm kính mới ngài Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, Đức Mục Kiền Liên Tôn Giả.
Chúng con thành tâm kính mời ngài Kim Niên Đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân và tất cả các vị thần linh cai quản trong khu vực này.
Cúi xin các ngài giáng lâm án tọa, xét soi chứng giám.
Nay gặp tiết Vu Lan, ngày vong nhân được xá tội. Chúng con đội ơn Tam Bảo, Phật trời phù hộ, thần linh các đấng che chở, công đức lớn lao nay không biết lấy gì đền báo.
Do vậy kính dâng lễ bạc, giãi tỏ lòng thành, nguyện mong nạp thụ. Phù hộ độ trì cho chúng con và cả gia đình luôn mạnh khỏe, già trẻ bình an, một lòng hướng về chính đạo, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long.
Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám!
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).

Nghi thức “Bông hồng cài áo” ngày Vu Lan 

Nghi thức “Bông hồng cài áo” bắt nguồn từ thiền sư Thích Nhất Hạnh. Sau chuyến đi Nhật Bản năm 1962, thiền sư Thích Nhất Hạnh đã viết nên cuốn sách mang tên “Bông hồng cài áo”. Khởi nguồn cho nghi thức này trong lễ Vu Lan.

Nguồn gốc Bông hồng cài áo
Ảnh thiền sư Thích Nhất Hạnh cùng tác phẩm “Bông hồng cài áo”

Nghi thức “Bông hồng cài áo” đã trở thành một nét văn hóa đặc trưng của lễ Vu Lan mùa hiếu hạnh. Hình ảnh những bông hoa hồng với các màu sắc khác nhau được cài lên ngực áo.  Đã trở thành biểu tượng sinh động cho tình cảm thiêng liêng giữa con cái và cha mẹ. 

Với mỗi sắc hoa lại mang những ý nghĩa tượng trưng khác nhau: Hoa hồng màu đỏ tượng trưng cho những người còn cha mẹ. Hoa hồng trắng cho những người đã mất cha mẹ. Và hoa hồng vàng được phật tử cài lên ngực cho chư tăng khi tham dự lễ Vu Lan. Đại diện cho sự phổ độ chúng sinh, mượn thân tứ đại do cha mẹ sinh ra để giải thoát.

Nghi lễ cài hoa lên ngực
Ảnh về hoạt động “Bông hồng cài áo” ngày Lễ Vu Lan

◆ Tìm hiểu thêm về nguồn gốc và ý nghĩa của nghi thức “Bông hồng cài áo Vu Lan”

Hoạt động thả đèn hoa đăng ngày 

Từ lâu, thả đèn hoa đăng đã trở thành nghi thức độc đáo không thể thiếu trong ngày Vu Lan. Là nghi thức truyền thống theo Phật giáo với ý nghĩa cầu siêu cho những người đã khuất. Những ngọn đèn được thiết kế tỉ mỉ với hình thù hoa sen cùng ngọn nến ở giữa. Mỗi ngọn đèn hoa đăng được thắp lên chính là lời cầu nguyện bình an, một tâm niệm thiện lành, an lạc cho mình và cho mọi người.

Lễ Thả hoa đăng
Lễ Thả hoa đăng

Những việc cần lưu ý trong ngày lễ Vu Lan 

Theo tín ngưỡng dân gian, mọi người cần lưu ý về một số việc nên và không nên làm vào ngày Vu Lan để tránh những chuyện xui xẻo không mong muốn.

Những việc nên làm

Trong dịp Lễ Vu Lan, có nhiều việc làm ý nghĩa để thể hiện tinh thần từ thiện và lòng nhân ái cũng như thể hiện lòng biết ơn, tôn trọng cha mẹ và tổ tiên, mà bạn có thể thực hiện. Dưới đây là một số hoạt động nên thực hiện để có một mùa lễ đầy ý nghĩa:  

  •   Thăm viếng tảo mộ ông bà, tổ tiên nhằm tri ân, tưởng nhớ nguồn cội.
  •   Ăn chay, niệm phật, làm việc tốt, giúp đỡ người khó khăn, hoạn nạn.
  •   Đi chùa cầu bình an, tham gia các hoạt động ý nghĩa trong Đại lễ Vu Lan .
  •   Thăm hỏi, quan tâm cha mẹ, ông bà và dành tặng những món quà ý nghĩa. 
  •   Làm mâm cúng lễ Vu Lan thể hiện tấm lòng biết ơn và cầu bình an.

Trên tất cả, lễ Vu Lan là dịp để thế hệ sau ôn lại những giá trị truyền thống về lòng hiếu kính từ bao đời. Vì vậy, tất cả những hành động xuất phát từ lòng thành, sự biết ơn và tôn kính đều mang ý nghĩa lớn lao trong ngày Lễ Vu Lan.

Những việc không nên làm

Theo quan niệm dân gian, tháng 7 âm lịch được xem là tháng cô hồn. Khi các vong linh ở địa ngục được trở về dương gian. Do đó, trong tháng 7 gồm cả lễ Vu Lan, mọi người thường truyền nhau nên kiêng kỵ tránh làm những việc như sau: 

  •   Hạn chế mua sắm, tránh đi chơi đêm
  •   Không phơi quần áo ngoài trời sau buổi chiều tối.
  •   Không nghịch nước, tắm, bơi lội dưới sông, ao hồ
  •   Kiêng việc khai trương, mở cửa hàng, xây nhà, cưới hỏi để tránh chuyện xui xẻo
  •   Không sát sinh, tạo nghiệp để tránh đau ốm và gặp phải những điều không may
  •   Không nên gây gổ, làm điều xấu

Lưu ý: Những quan niệm trên thuộc tín ngưỡng dân gian được truyền tai nhau. Vì vậy có thể khác nhau ở từng vùng miền, dân tộc và trong niềm tin của mỗi người.

Những câu nói hay về Đại Lễ Vu Lan 

  •   Đêm đêm thắp ngọn đèn trời. Cầu cho bố mẹ trọn đời bên con
  •   Ngày hôm nay con thật hạnh phúc vì còn được cài bông hồng đỏ lên ngực trái
  •   Hạnh phúc luôn ở quanh ta, và nhất là khi mỗi ngày trôi qua ta còn nhìn thấy cha mẹ luôn vui vẻ, khỏe mạnh ở bên cạnh.
  •   Hạnh phúc nhất không phải là khi bạn có một cuộc sống giàu có. Không phải là khi địa vị xã hội của bạn cao. Không phải là khi bạn có 1 người yêu hoàn hảo. Mà hạnh phúc nhất là khi bạn có cha mẹ và còn cha mẹ.
  •   Nếu như có kiếp sau, con vẫn muốn con là đứa con của cha mẹ. Nhưng kiếp sau cha mẹ hãy thương con, chiều con ít hơn nhé. Để con bớt hư đi, để cha không phải xót xa mỗi lần cho voi cho rọt, để nước mắt mẹ không phải rơi nhiều vì con nữa.
  •   Trên trái đất này, không có món quà nào ngọt ngào bằng tình yêu thương của người cha dành cho con mình.

Một số hình ảnh ý nghĩa trong đại lễ Vu Lan

Nghi Lễ Vu Lan tại Chùa
Nghi lễ cúng dường Vu Lan tại chùa
Cầu Nguyện Lễ Vu Lan
Nghi thức cầu nguyện Lễ Vu Lan
Cảm xúc trong lễ Vu Lan
Cảm xúc trong lễ Vu Lan
Cài Hoa Vu Lan
Nghi thức cài hoa trong lễ Vu Lan
Em bé thả hoa đăng
Em bé tham gia hoạt động thả hoa đăng

Dịch vụ Tang lễ Blackstones – Sự lựa chọn hàng đầu để tri ân bậc cha mẹ

Thuận theo truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” từ bao đời nay của dân tộc ta. Lễ Vu Lan báo hiếu chính là dịp để con cái báo đáp đấng sinh thành và gửi đến họ những món quà ý nghĩa nhất.

Blackstones tự hào được góp phần vào việc giữ gìn và phát huy những giá trị bản sắc văn hóa truyền thống này. Với các dịch vụ tang lễ chuyên nghiệp và tận tâm. Dịch vụ Tang lễ Blackstones không chỉ hỗ trợ gia đình trong những thời khắc khó khăn nhất mà còn giúp họ thể hiện lòng kính trọng và biết ơn đối với người đã khuất một cách trang trọng và ý nghĩa nhất qua việc chuẩn bị trước cho những thời khắc “linh thiêng”. Hãy để Blackstones giúp bạn chuẩn bị mọi điều tốt nhất cho bậc cha mẹ không chỉ vào mùa Vu Lan báo hiếu mà còn cho cả chặng đường cuối đời của cha mẹ được diễn ra một cách trọn vẹn, bình yên. 

 


Đăng ký tư vấn chúng tôi sẽ liên hệ với bạn ngay

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Chào Bạn! Công Ty Dịch Vụ Tang Lễ Blackstones đã sẵn sàng hỗ trợ và tư vấn miễn phí