Tang lễ là một phần quan trọng trong các tôn giáo Việt Nam, với mỗi tôn giáo có những tín ngưỡng và nghi thức riêng. Tuy nhiên, mục đích chung là mong muốn linh hồn người mất được siêu thoát. Vậy tang lễ Công giáo có những điểm khác biệt gì so với các tôn giáo khác? Cùng đọc bài viết sau để hiểu về Đám tang công giáo và 4 nghi thức quan trọng
Tìm hiểu về Tang lễ Công Giáo
Công giáo là một trong những tôn giáo lớn tại Việt Nam. Mỗi tôn giáo có tín ngưỡng, quan niệm và nghi thức riêng trong quá trình tổ chức tang lễ, nhưng tất cả đều mong linh hồn người mất được siêu thoát về cõi vĩnh hằng.
Tang lễ Công giáo không chỉ là dịp để tiễn biệt người đã khuất mà còn là lúc để cộng đoàn cầu nguyện và hy vọng vào cuộc sống vĩnh cửu. Các nghi thức được tổ chức trang trọng và đầy ý nghĩa, giúp gia đình và bạn bè cảm thấy an lòng và hy vọng vào sự gặp lại trong kiếp sau.
Nghi thức trong tang lễ đạo công giáo
Nghi thức thứ 1: Cầu nguyện cho người hấp hối
Khi trong gia đình có người thân sắp lâm chung do bệnh hay tuổi cao, dù đã vào bệnh viện, cũng phải thu xếp mời Cha đến ban Phép Bí Tích cuối cùng. Trong đám tang Công giáo, người thân đang hấp hối, con cháu và cộng đồng sẽ xức dầu xung quanh giường người bệnh, mong muốn người sắp mất được an tâm trước khi nhắm mắt xuôi tay.
Sau khi người thân qua đời, tiếng chuông sầu trong nhà thờ Công giáo ngân vang lên, báo tin buồn cho cả khu xóm. Mọi người trong giáo xứ sẽ tạm ngưng công việc để đọc kinh cầu nguyện và phụ giúp gia đình làm tang lễ.
Nghi thức thứ 2: Khi người thân lâm chung
Gia đình cần lập ban tang lễ để phụ trách và điều hành việc tang lễ. Trong ban lễ tang cần có người hộ lễ, người thu lễ và người chấp hiệu.
Tiếp theo là tắm rửa cho người quá cố, lau mặt, chải tóc, lau thân thể và tứ chi, cắt móng tay móng chân và mặc quần áo mới. Đặt thi thể nơi sạch sẽ, thoáng mát, đủ ánh sáng.
Gia chủ dán cáo phó, loan báo việc tang chế, ngày giờ mất, động quan, an táng và ghi tên thánh của người đã mất.
Tìm hiểu thêm: Hỏa táng trong quan niệm của các tôn giáo
Nghi thức thứ 3: Nhập liệm
Trong quá trình tang lễ, có nghi thức viếng tang như sau: khách viếng sẽ thực hiện nghi thức lạy để thể hiện lòng tôn kính. Tang quyến lạy trả lễ để tỏ lòng biết ơn. Nếu khách viếng lạy 2 lạy thì người nhà sẽ trả lễ 1 lạy, khách viếng 3 đến 4 lạy sẽ trả lễ 2 lạy.
Nghi thức thứ 4: Lễ di quan và động quan hạ huyệt
Người nhà sẽ đọc kinh quanh quan tài người mất, sau đó anh em đạo tùy sẽ làm lễ bái quan. Cuối cùng, linh cữu được đưa đi an táng trong hy vọng người mất sẽ an nghỉ nơi vĩnh hằng.
Quy trình tổ chức tang lễ Công giáo
Tang lễ Công giáo không chỉ là dịp để chia sẻ sự đau thương, mất mát cùng tang quyến mà còn là lúc để cộng đồng cùng cầu nguyện cho linh hồn người mất. Với mong muốn hỗ trợ gia đình tổ chức lễ tang một cách chu đáo và phù hợp với truyền thống văn hóa, tín ngưỡng trong xã hội Việt Nam, dịch vụ tang lễ Blackstones cung cấp dịch vụ trọn gói, đồng hành cùng tang quyến với sự tận tâm và chuyên nghiệp.
Nghi thức tổ chức tang lễ Công giáo gồm: nghi thức nhập liệm, nghi thức động quan, di quan, nghi thức an táng/ hỏa táng.
Các dịch vụ đi kèm như: quần áo khăn tang, rạp che, bàn ghế, hoa tươi, áo quan, trang trí linh đường, xe tang đều nằm trong trọn gói dịch vụ.
Sau đây là 7 bước quy trình tổ chức tang lễ tại Blackstones:
Bước 1. Tiếp nhận thông tin
Sau khi nhận được thông tin từ khách hàng, đội ngũ nhân viên Blackstones sẽ tư vấn và hỗ trợ tổ chức tang lễ một cách chu toàn.
Bước 2. Công tác chuẩn bị
Sau khi thống nhất quy trình tổ chức tang lễ, bộ phận tổ chức tang lễ sẽ có mặt trong 30 phút để triển khai công tác.
Bước 3. Nghi thức nhập liệm
Quá trình nhập liệm bao gồm việc vệ sinh, thay quần áo và trang điểm cho người đã khuất. Trong tang lễ Công giáo, việc cúng kiếng không được đặt nặng, thay vào đó là đọc kinh cầu nguyện cho linh hồn người mất. Khi đến giờ nhập liệm, gia đình, hàng xóm và cộng đoàn sẽ cùng đọc kinh và hát thánh ca trước khi Cha sở làm lễ.
Bước 4. Tổ chức lễ tang
- Khu vực đón tiếp khách: Chuẩn bị rạp che, bàn ghế, đèn chiếu sáng, quạt, bánh kẹo, hạt dưa, nước uống.
- Trang trí linh đường: Trang trí khu vực tang lễ, hoa nắp quan tài.
- Tổ chức khách viếng: Nhân viên đón, hướng dẫn và sắp xếp cho các đoàn viếng theo thứ tự trong chương trình và phiếu đăng ký.
Tham khảo ngay Trang trí Tang lễ Công Giáo và 4 bước trang trí
Bước 5. Lễ động quan
Gia đình và người thân đọc kinh quanh quan tài, anh em đạo tỳ thực hiện lễ bái quan và chuẩn bị di quan. Gia quyến sẽ đặt tiền thưởng trên đầu áo quan, số lượng ít nhiều tùy vào điều kiện kinh tế của mình.
Bước 6. Lễ di quan
Di chuyển linh cữu với sự dẫn đầu của ba người đàn ông cầm thánh giá nến cao (một người cầm cây trượng đài có hình thánh giá; hai người đi hai bên cầm cây trượng đài gắn nến hoặc đèn dầu). Tiếp theo là người cầm cờ tang, đội kèn trống. Tiếp đến là người cầm lư hương, người cầm di ảnh, tiếp theo là áo quan, con cháu sẽ đi theo sau.
Bước 7. Đưa về nơi an nghỉ
Xe tang lễ di chuyển linh cửu về nơi chôn cất hoặc hình thức hỏa táng.
Bên cạnh các dịch vụ tang lễ Công Giáo, Blackstones còn cung cấp dịch vụ tư vấn và tổ chức tang lễ theo nghi thức của đạo Phật, đạo Cao Đài, đạo Hindu và nhiều tôn giáo khác. Với đội ngũ chuyên nghiệp, chúng tôi hỗ trợ và phục vụ quý khách hoàn tất mọi nghi thức và nhu cầu khi hữu sự.
Xem thêm: Video cảm nhận của khách hàng khi sử dụng dịch vụ tang lễ của Blackstones cho người thân
Trên đây là toàn bộ thông tin về các quy trình tiêu chuẩn trong đám tang Công giáo mà Blackstones muốn chia sẻ đến các bạn. Chúng tôi cam kết tổ chức tang lễ theo đúng nghi thức tôn giáo và mong muốn của gia đình. Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để có một buổi lễ tang thật ý nghĩa và trọn vẹn cho người thân của mình.
Bài viết có thể bạn quan tâm:
Quy trình tổ chức tang lễ của người không theo đạo
Hoả táng trong quan niệm của các tôn giáo
Hoa trang trí tang lễ Công Giáo, Phật Giáo và 3 lưu ý lựa chọn
Đám tang công giáo và 4 nghi thức quan trọng