8 Nghi Lễ Đám Tang Trong Văn Hóa Tang Lễ Của Người Việt

8 Nghi Lễ Đám Tang Trong Văn Hóa Tang Lễ Của Người Việt

  • Ngày đăng: 26/12/2024
  • Người xem: 7435
  • Hiện tại: 91
Nghi Lễ Đám Tang Trong Văn Hóa Tang Lễ Của Người Việt

Nghi lễ đám tang là một trong những phong tục tang lễ quan trọng nhất trong văn hóa Việt Nam. Việc thực hiện các nghi lễ đám tang không chỉ là cách gia đình bảy tỏ lòng kính trọng với người quá cố mà còn là cơ hội thể hiện tinh thần đoàn kết gia đình. 

Tổng quan về nghi lễ đám ma của người Việt

Trong văn hóa Việt Nam, nghi lễ đám ma được xem là một nghi thức trang nghiêm, đề cao tính linh thiêng và lòng tôn kính. Các phong tục đám ma được duy trì qua nhiều thế hệ và có ảnh hưởng tùy vào từng vùng miền. Tuy nhiên, tất cả đều mang chung một đặc điểm: Sự tôn vinh người quá cố và đề cao tinh thần gia đình.

Một số nghi lễ đám tang của người Việt trong đám tang

Lễ khâm liệm

Lễ nhập liệm là nghi thức đầu tiên trong tang lễ, thực hiện sau khi người mất được tắm rửa, mặc quần áo mới và đặt lên giường. Trong lễ này, con cháu sẽ khâm liệm người mất.

Lễ khâm liệm là nghi thức dùng vải để quấn người đã mất. Thường thì người nhà sử dụng vải trắng, hoặc vải tơ lụa (đối với gia đình khá giả) để làm đại liệm và tiểu liệm. Màu trắng tượng trưng cho sự thanh khiết.

Việc khâm liệm phải ước lượng chiều cao, chiều rộng của người mất để làm không thiếu thốn. Sau khâm liệm, dùng một chiếc chăn hay tấm vải mỏng để bọc bên ngoài, tránh nhìn thấy thi thể.

Khâm liệm là nghi thức đầu tiên trong tang lễ người Việt
Khâm liệm là nghi thức đầu tiên trong tang lễ người Việt

Lễ nhập quan

Sau khi khâm liệm xong, người thân đứng quanh quan tài, nâng người đã mất bằng bốn góc của tấm vải tạ quan và đặt vào quan tài, gọi là nghi lễ nhập quan. Quan tài được đưa vào nhà, đặt chính giữa gian nhà, phần đầu hướng ra cửa chính, phần chân hướng vào bàn thờ. Quan tài phải quay đầu ra ngoài.

Khi đóng nắp quan tài, đặt bảy ngọn nến trên nắp tượng trưng cho 7 ngôi sao. Trên quan tài, người ta đặt một chén cơm úp (hai chén cơm úp thành một), trên có cắm đôi đũa và quả trứng gà luộc, gọi là cơm bông. Ngày xưa, có tục cướp cơm bông để cho trẻ ăn phòng bệnh. Người nhà thắp đèn liên tục, đổ dầu hôi dưới chân quan tài để xua đuổi côn trùng.

Lễ phát tang

Phát tang là nghi thức thông báo việc tang lễ và trao đồ tang cho gia quyến. Áo tang, đồ tang, khăn tang màu đỏ đều mang ý nghĩa biểu tượng cho tình thương tiếc.

Phát tang là nghi thức trao đồ tang cho gia quyến
Phát tang là nghi thức trao đồ tang cho gia quyến

Lễ thành phục

Được vài ba hôm, công việc lo liệu đâu đấy thì làm lễ thành phục. Trước bàn thờ bày linh sàng linh tọa, đặt hồn bạch. (Hồn bạch ấy là lấy lụa đắp vào khi người gần mất, rồi kết lại có đầu, có tay, có chân như hình người). Ở ngoài thì bày hương án bàn độc và đồ cúng cấp. Con cháu mặc quần áo tang lễ, xõa tóc, theo thứ tự đứng xếp hàng ra sân mà khóc lóc. Nhà phú quý có lễ tế, nhà thường dân hay mượn thầy phù thủy cúng đỡ cho.

Lễ đưa tang

Lễ đưa tang là nghi thức di chuyển linh cữu tới nơi an táng, bao gồm nghi thức di quan, động quan và bái quan. Nghi thức bái quan đề cao nghi lễ tiễn biệt cuối cùng. Nghi thức động quan bao gồm lễ cúng và lời từ biệt. 

Linh cửu được đưa đến nơi an táng
Linh cửu được đưa đến nơi an táng

Lễ hạ huyệt

Thời xưa, khi linh cữu tới huyệt, quan tài được khiêng đặt trên hai chân ngựa hay đặt tại nhà trạm để thân nhân, thầy hậu thổ. Người dân nghèo, nhiều khi người ta không biết và bỏ hai lễ này. Đến giờ đã định, quan tài được bằng quyến thuộc. Lá triệu được hạ giữa tiếng than khóc của thân trải lên nắp quan tài, dằn ba miếng đất gọi là “hoàng thổ” rồi mới lấp đất; mỗi người đưa đám tiễn người chết bằng một nhánh bông hay một cục đất sau khi tang chủ hành động trước.

Trước giờ hạ huyệt bạn hữu người quá cố thường đọc lời chia buồn, điếu văn. Những người theo đạo Phật phải rước thầy đến làm lễ rất long trọng. Thân nhân nào kỵ tuổi với người chết theo lệ thường tránh mặt lúc này. Thân nhân nào không muốn tiếp tục chịu tang có thể xả tang bằng cách bỏ tang xuống huyệt.

Lễ chuyển cửu

Lễ chuyển cữu là lễ rước cữu để chiều tổ, nghi tiết cũng như trên, trước khi rước đi thì chủ tang quỳ trước cữu mà khấn rằng: Nay được giờ lành, vậy xin thiên cữu, cẩn cáo.

Trước ngày phát dẫn “đưa ma” một hôm phải làm lễ chiêu điện để chuyển cữu. Trước khi rước đi thì chủ tang quỳ trước cữu mà khấn rằng:

Nay được ngày tốt, giờ lành, vậy xin tổ tiên cho phép, xin vong linh… (cha hoặc mẹ) thuận ý để rước linh cữu đi mai táng vào ngày… giờ..

Sau đó lạy hai lạy, trong khi đó con cháu quỳ phía sau lạy theo, xong rồi chuyển cữu.

Nếu rước cữu đi chiều tổ, nhà chật quanh ra quanh vào không tiện, thì chỉ tế chuyển cữu rồi phát rẫn mà thôi.

Người xưa đã dạy phải rước cữu đi chiều tổ, nhưng bây giờ nhà chật hẹp cữu nặng nề, rước đi không tiện thì nên giảm bớt đi, chỉ rước hồn bạch thay cữu cũng được, mà rước thì rước hồn bạch không thôi, thế cũng là có lòng trọng tổ tiên rồi, thôi, còn mũ áo thì tống chung xong rồi bây giờ sẽ phong phục mà thờ, thế thì vừa hợp lễ, trên kính vua dưới hiếu với cha, đôi bề vẹn cả.

Lễ cáo đạo lộ

Đây là nghi thức thông báo với các vị thần linh hoặc tổ tiên về việc di chuyển linh cữu hoặc tro cốt đến nơi an nghỉ mới.

Quy trình thực hiện: Thường bao gồm việc làm lễ cúng bái và đọc lời khấn, xin phép và cảm tạ sự che chở của thần linh.

Tham khảo thêm: Đám tang của người Việt và 4 phong tục tang lễ

Lễ cúng sau đám tang

Ý nghĩa của lễ cúng sau đám tang: Đây là loạt nghi lễ đám tang quan trọng diễn ra sau tang lễ để tưởng nhớ và cầu nguyện cho linh hồn người đã khuất.

Các lễ cúng phổ biến:

  • Cúng tuần đầu: Diễn ra 7 ngày sau khi an táng.
  • Cúng 49 ngày: Đánh dấu giai đoạn linh hồn người quá cố được siêu thoát.
  • Cúng giỗ: Kỷ niệm ngày mất của người quá cố, thường tổ chức hằng năm.

Ý nghĩa và giá trị văn hóa của nghi lễ đám tang

Nghi lễ đám tang không chỉ là nghi thức tiễn đưa người đã khuất mà còn là cách thể hiện lòng hiếu kính, sự đoàn kết gia đình, và duy trì các giá trị truyền thống. Các nghi lễ này tạo nên sự kết nối giữa thế hệ hiện tại và tổ tiên, giúp gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.

Các nghi lễ đám tang của người Việt không chỉ mang tính chất tâm linh mà còn là biểu tượng của lòng hiếu kính và sự gắn bó gia đình. Việc duy trì và hiểu rõ các nghi thức này không chỉ giúp chúng ta thể hiện tình cảm với người đã khuất mà còn góp phần bảo tồn nét đẹp văn hóa truyền thống.

Nghi lễ đám tang không chỉ mang tính tâm linh mà còn thể hiện lòng hiếu kính
Nghi lễ đám tang không chỉ mang tính tâm linh mà còn thể hiện lòng hiếu kính

Blackstones – dịch vụ tang lễ trọn gói

Blackstones là đơn vị tổ chức tang lễ trọn gói chuyên nghiệp, với đội ngũ thường xuyên được nâng cao nghiệp vụ qua các khóa học. Việc tổ chức tang lễ được thực hiện bằng cái tâm của người làm nghề, với sự am hiểu về lễ nghi của từng vùng miền.

Khách hàng đến với Dịch vụ tang lễ Blackstones mong muốn được thiết kế và lên kế hoạch trước cho tang lễ. Việc chuẩn bị tang lễ từ trước giúp hành trình cuối cùng trở nên trọn vẹn và ý nghĩa. Những nét cá nhân hóa như phong cách trang trí, loài hoa, và âm nhạc được chuẩn bị từ trước.

Blackstones trên hành trình “Tôn vinh và Tưởng nhớ”, đồng hành cùng gia đình với tâm thế như người nhà của gia quyến. Chúng tôi lắng nghe, thấu hiểu và kề cạnh trong thời khắc bối rối và áp lực.

Chủ đề có thể bạn quan tâm:

Đăng ký tư vấn chúng tôi sẽ liên hệ với bạn ngay

Form đăng ký

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chào Bạn! Công Ty Dịch Vụ Tang Lễ Blackstones đã sẵn sàng hỗ trợ và tư vấn miễn phí
/*