Nghi thức khâm liệm trong tang lễ người Việt

Khâm liệm là một trong những nghi thức không thể thiếu trong phong tục tang lễ người Việt. Việc hiểu rõ hơn về nghi thức để có sự chuẩn bị chu đáo cũng như tránh phải những điều cấm kị không đáng có.

Tìm hiểu về nghi thức khâm liệm

Liệm có nghĩa là gói lại, bọc lại hay quấn lại. Quá trình khâm liệm có nghĩa là sử dụng vải để quấn quanh thi hài, sau đó ướp xác bằng trà hương, thuốc formol để xác thịt của người mất tạm thời được giữ nguyên vẹn.

Gia quyến cần chuẩn bị ngay hai cái chăn, một cái sử dụng cho quá trình đại liệm và cái còn lại được sử dụng cho tiểu liệm. Với chăn đại liệm, người mất sẽ được bọc lại 7 lần; còn với chăn tiểu liệm thì người mất được bọc lại 3 lần.

Khâm liệm là một trong những bước quan trọng trước khi chôn cất người chết
Khâm liệm là một trong những bước quan trọng trước khi chôn cất người chết

Tiến hành khâm liệm người mất cần chuẩn bị những gì?

Trong quá trình khâm liệm người thân, gia đình cần chuẩn bị một số thứ sau đây để đảm bảo rằng nghi thức này diễn ra thuận lợi và không gặp phải trở ngại nào.

Chọn giờ thiêng

Bất cứ nghi thức nào trong một tang lễ đều phải chọn giờ thiêng hay giờ tốt để đảm bảo không ảnh hưởng đến quỷ thần, như thế mới thuận lợi để tiếp tục tiến hành các thủ tục ma chay khác. Trước khi thực hiện khâm liệm thì gia chủ cần phải xem giờ tốt. Gia quyến nên xin giờ tốt từ những người có sự am hiểu cũng như kiến thức chuyên môn về nghi thức này.

Lập bàn thờ vong

Bàn thờ vong chính là một cỗ linh sa, đặt ở ngay trên một chiếc bàn cỡ lớn. Ở trong linh sa sẽ có những bài vị và ảnh của người mất, kèm theo đầy đủ thông tin cần thiết. Trước bài vị là một mâm trái cây lớn, tùy theo từng vùng khác nhau sẽ có những thủ tục khâm liệm đi kèm với những loại hoa quả khác nhau.

Chuẩn bị quan tài

Việc chuẩn bị quan tài để khâm liệm cũng cực kỳ cần thiết, bởi đây là nơi người mất sẽ được an nghỉ. Con cháu cần phải chuẩn bị bao trà khô, trải đều với độ dày khoảng 2 phân ở bên dưới đáy của quan tài. Trà khô sẽ giúp hút đi hơi của người chết, từ đó cảm giác sạch sẽ và không gây ra mùi cho mọi người.

Kiêng kỵ điều gì khi khâm liệm người mất?

Trong quá trình thực hiện nghi lễ khâm liệm, thì gia chủ cần phải lưu ý những điều kiêng kỵ sau đây để tránh những thiếu sót có thể xảy ra, đem đến những điều không tốt cho gia đình.

Không để rơi nước mắt

Trong quá trình khâm liệm người mất, tuyệt đối không được để cho nước mắt rơi vào thi hài. Việc khóc quá nhiều được cho rằng sẽ khiến linh hồn người chết còn vướng bận, khó siêu thoát. Bên cạnh đó, nếu nước mắt rơi vào thi thể người chết, sẽ khiến con cháu làm ăn khó khăn, đồng thời cũng dễ bị quỷ nhập tràng, xui rủi, nhiều vận hạn về sau.

Khi khâm liệm, tránh để nước mắt rơi xuống vì con cháu sẽ làm ăn khó khăn và cũng tránh quỷ nhập tràng. Người chứng kiến dù thương xót người quá cố đến đâu cũng phải đứng xa một quãng để tránh nước mắt bị nhỏ vào thi hài.
Khi khâm liệm, tránh để nước mắt rơi xuống vì con cháu sẽ làm ăn khó khăn và cũng tránh quỷ nhập tràng. Người chứng kiến dù thương xót người quá cố đến đâu cũng phải đứng xa một quãng để tránh nước mắt bị nhỏ vào thi hài.

Do đó, thông thường người thân trực tiếp sẽ đứng cách xa thi hài một chút. Những người làm khâm liệm sẽ nén lại nỗi đau, không được khóc lóc vào thời điểm này. Vì thế dù có quá xúc động, tiếc thương. Thì con cháu nên giữ khoảng cách tốt nhất trong quá trình khâm liệm. Để tránh có thể vô tình mà làm rơi nước mắt vào thi thể người chết.

Không để con vật lại gần thi hài

Những con vật như chó, mèo, gà… kể cả thú cưng của người đã mất cũng không được tiến lại gần trong lúc thực hiện nghi thức khâm liệm. Việc này sẽ giúp tránh được tình trạng quỷ nhập tràng, bởi thế mọi người cần phải trông coi cẩn thận, và đuổi những loại động vật này ra xa.

Lựa chọn quan tài phù hợp

Ngoài ra, quan tài khi lựa chọn mua cũng phải chuẩn bị kỹ lưỡng. Người xưa thường bảo cây liễu làm gỗ thì sẽ không có hạt. Do đó họ rất kỵ lựa chọn gỗ cây liễu để đóng làm quan tài cho mình. Cần tránh để không dẫn đến việc con cháu đời sau khó khăn, không có người nối dõi dòng họ của mình. Thế nên, khi làm khâm liệm người đã khuất, con cháu nhất định phải chú ý những điểm này.

Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về quá trình khâm liệm để phần nào giúp gia quyến hiểu hơn về cách thức diễn ra và thực hiện đúng theo trình tự để người ra đi hay người ở lại đều cảm thấy được an lòng. Theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật nhiều hơn những thông tin bổ ích.

    THÔNG TIN ĐĂNG KÝ TƯ VẤN DỊCH VỤ TANG LỄ

    Dịch vụ tang lễ trọn gói Blackstones hỗ trợ 24/7

    Văn phòng Blackstones Quận 2

    Địa chỉ: Lầu 4, 52-54-56 đường B2, Sarina Town, KDC Sala ĐQM, P. An Lợi Đông, Quận 2, TP.HCM

    Điện thoại: 0868.57.67.77

    Văn phòng Blackstones Quận 2

    Địa chỉ: Đường số 20, P. An Phú, Quận 2, TP. HCM

    Điện thoại: 093.888.7916

    Bài viết liên quan
    Vì sao nên cải táng vào dịp Tết Thanh Minh
    Vì sao nên cải táng vào dịp Tết Thanh Minh

    Việc cải táng và bốc mộ là rất quan trọng trong tâm linh, không thể làm cẩu thả. Nếu bốc mộ đúng thời điểm tốt thì sẽ mang lại may mắn, phát đạt, sức khỏe và bình an cho con cháu trong gia đình. Ngược lại, nếu bốc một ngôi mộ Kết hoặc đang Kết thì sẽ mang lại tai họa, xui rủi, ốm đau, bệnh tật, làm ăn lụi bại và ảnh hưởng đến gia đình.

    Các lễ cúng mùa Tết mang lại nhiều may mắn
    Các lễ cúng mùa Tết mang lại nhiều may mắn

    Tết Nguyên Đán còn là dịp vô cùng quan trọng để hướng về cội nguồn, tổ tiền, ông bà và thể hiện văn hóa tín ngưỡng tâm linh. Lễ cúng Tết rất quan trọng trong phong tục truyền thống người Việt xưa nay.

    Tang lễ đặc biệt chu toàn tiễn đưa người đã khuất
    Tang lễ đặc biệt chu toàn tiễn đưa người đã khuất

    Song song với các gói tang lễ cơ bản chỉnh chu trang trí không gian tưởng nhớ, bàn Phật, bàn linh, bàn đón tiếp khách… và các nghi lễ đặc trưng đa tôn giáo, DVTL Blackstones giới thiệu gói tang lễ đặc biệt với các hạng mục trên được thực hiện theo yêu cầu riêng biệt của từng gia đình, san sẻ những nỗi lo khi hữu sự và hoàn thành ý niệm, hành động hiếu đạo của con cháu, dòng họ dành cho người thân đã qua đời.

    Gợi ý tổ chức tang lễ an toàn mùa dịch
    Gợi ý tổ chức tang lễ an toàn mùa dịch

    Dịch Covid-19 đang tiếp tục hoành hành, với việc cách ly theo chỉ thị 15,16,19 tại TP.HCM cũng như các tỉnh thành lân cận dẫn đến khó khăn trong việc tổ chức tang lễ mà vẫn đảm bảo an toàn mùa dịch.

    Hướng dẫn tổ chức tang lễ phòng, chống Covid-19
    Hướng dẫn tổ chức tang lễ phòng, chống Covid-19

    Covid-19 diễn biến phức tạp khiến việc gặp mặt trực tiếp và thăm viếng tại tang lễ theo cách thông thường trở thành điều cần phải hạn chế. Giữa mùa dịch, việc hướng dẫn tổ chức tang lễ phòng, chống Covid – 19 là điều cần thiết.

    Giải mã tục kiêng cha mẹ không được đưa tang con?
    Giải mã tục kiêng cha mẹ không được đưa tang con?

    Theo quy luật tự nhiên, cha mẹ già yếu từ trần, con báo hiếu cha mẹ, đưa tang cha mẹ là chuyện thường tình. Nhưng nghịch cảnh oái oăm khi con chết trước cha mẹ hay nhiều trường hợp chết non gây nên nhiều nỗi đau thương cho gia quyến. Cũng vì vậy mà dân gian lan truyền nhau về tục kiêng cha mẹ không được đưa tang con, liệu điều này có đúng hay không? Cùng tìm hiểu qua bài viết ngay sau đây.