Chọn ngày tốt làm lễ xả tang giữ trọn hiếu đạo

Chọn ngày tốt làm lễ xả tang giữ trọn hiếu đạo

  • Ngày đăng: 15/03/2021
  • Người xem: 9509
  • Hiện tại: 87
Lễ xả tang

Lễ xả tang là gì?

Khi người thân qua đời, gia đình, anh em, họ hàng bày tỏ sự tiếc nuối được gọi là phát tang. Sau đó gia quyến tiến hành tổ chức tang lễ, thực hiện nhiệm vụ và bổn phận của người còn sống dành cho người quá cố, thời gian này được gọi là để tang. Lễ xả tang chính là thời điểm mà người thân hoàn tất mọi nhiệm vụ và bổn phận để tang.

Nghi thức xả tang
Nghi thức xả tang hay mãn tang còn được xem như một nghi thức tưởng niệm người quá cố

Nghi thức xả tang hay thường được biết đến với tên gọi là mãn tang. Đây là nghi thức thông báo cho mọi người về việc hết thời gian để tang của gia đình đối với người đã mất. Ngoài ra, xả tang còn được xem như một nghi thức tưởng niệm người quá cố, đồng thời cầu nguyện người thân đã mất phù hộ cho gia đình.

Bao lâu thì xả tang?

Nên để tang bao lâu thì xả tang? Điều này tùy thuộc vào mối quan hệ giữa người sống và người đã khuất mới có thể ấn định được ngày xả tang. 

Theo phong tục tập quán người Việt thì nghi thức để tang được chia ra làm 2 hình thức gồm Đại tang và Tiểu tang.

Đại tang

Thời gian để tang của hình thức đại tang khá lâu, thường là 3 năm trước khi tiến hành nghi thức xả tang. Đây là thời gian để tang của những người có mối quan hệ gần gũi nhất với người đã mất như con cái để tang cha mẹ ruột, ba mẹ nuôi; con dâu để tang ba mẹ chồng; cháu đích tôn thay cha (trong trường hợp người cha đã qua đời) để tang ông bà. Vợ để tang chồng cũng được xếp vào loại đại tang. 

Tiểu tang

Thời gian để tang của Tiểu tang ít hơn đại tang, tối đa là 1 năm, được chia làm 4 bậc:

  • Cơ niên có thời gian để tang 1 năm. Đối tượng sẽ chịu tang thường là ba mẹ để tang con trai, dâu trưởng, con gái chưa lấy chồng; con rể để tang cha mẹ vợ; anh chị em để tang cho nhau; con cháu để tang cho ông bà; chồng để tang vợ.
  • Đại công: thời gian để tan ít hơn cơ niên, thời gian để tang trong vòng 9 tháng. Cụ thể là cha mẹ để tang con gái đã lấy chồng, con dâu thứ; anh chị em họ hàng để tang cho nhau; chị em ruột đã lấy chồng để tang cho người đã mất,…
  • Tiểu công: sau khi để tang người đã mất được 5 tháng có thể tiến hành nghi thức cúng mãn tang, thường dành cho các mối quan hệ: con để tang cha mẹ ghẻ, anh chị em họ hàng đã đi lấy chồng để tang cho nhau,…
  • Ti ma có thời gian để tang ít nhất, chỉ 3 tháng sau tang lễ. Cụ thể là cha mẹ để tang con rể; con cô, cậu, dì để tang cho nhau.

Những ngày tốt để chọn làm ngày xả tang

Nên chọn xả tang trong 14 ngày tốt lành sau đây: “Nhâm Thân, Canh Tý, Bính Tý, Bính Ngọ, Giáp Thân, Tân Mẹo, Ất Mẹo, Bính Thân, Kỷ Dậu, Mậu Ngọ, Tân Hợi, Nhâm Tý, Kỷ Mùi, Canh Thân” 

Nên tránh những ngày: “Thọ tử, Sát chủ, Trùng tang, trực Kiến, trực Phá.” Chú ý: tháng 2 trực Trừ gặp Thọ tứ, tháng 3 trực Trừ gặp Trùng tang, tháng 5, tháng 6 trực Trừ gặp Tam tang, trong 4 tháng vừa kể trên gặp trực Trừ không dùng được.

Những điều không nên làm khi chưa đến hạn xả tang

Ông bà ta thường nói: “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, người có tang nên hạn chế đến những chỗ khai trương để tránh mang đến vận xui cho việc làm ăn buôn bán về sau. Trong thời gian này, cũng tránh tổ chức cưới hỏi để tránh đem đến điều không may mắn và bị đánh giá là không có sự tôn trọng, thành kính, tiếc nuối đối với sự ra đi của người thân. Nếu vì lý do khách quan phải tổ chức đám cưới thì cần chú ý không được tổ chức quá lớn và náo nhiệt.

Với những chia sẻ trên, hy vọng sẽ giúp mọi người hiểu hơn về thông tin cũng như chọn ngày xả tang phù hợp để giữ trọn đạo hiếu. Hãy theo dõi Dịch vụ tang lễ Blackstones để biết thêm nhiều hơn về các lễ nghi, phong tục tang lễ của người Việt.

Chủ đề có thể bạn quan tâm:

Đăng ký tư vấn chúng tôi sẽ liên hệ với bạn ngay