Tết không chỉ là thời gian sum họp, đoàn tụ gia đình, Tết Nguyên Đán còn là dịp vô cùng quan trọng để hướng về cội nguồn, tổ tiền, ông bà và thể hiện văn hóa tín ngưỡng tâm linh. Lễ cúng Tết rất quan trọng trong phong tục truyền thống người Việt xưa nay. Đó là lí do cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo để đón một năm mới nhiều may mắn và thuận lợi.

Tùy theo văn hóa địa phương, các ngày lễ cúng Tết sẽ có phần khác biệt. Nhưng phần lớn, văn hóa Việt Nam sẽ chuẩn bị các chi lễ và không thể bỏ qua các ngày lễ cúng quan trọng sau đây:
Lễ cúng Ông Công, Ông Táo
Từ rất lâu ngày lễ cúng ông Công, ông Táo đã là một phần không thể thiếu trong văn hóa Việt Nam. Cứ mỗi dịp 23 tháng Chạp hàng năm, người dân sẽ làm mâm cơm để bày tỏ lòng biết ơn. Và cũng là dịp họp mặt gia đình vào những ngày cuối năm.
Tục cúng ông Táo còn là một nét văn hóa đẹp, mang nhiều nét tâm linh, hướng tới bình an. Ngoài ra, giúp nhắc nhở các thành viên trong gia đình luôn phải biết ơn tổ tiên và tâm luôn hướng thiện, làm nhiều việc tốt.
Cúng Tất niên cuối năm
Tất niên là lễ cúng khép lại một năm vừa qua và cầu chúc cho những điều tốt đẹp cho năm mới. Vào buổi trưa hoặc chiều ngày cuối năm, thường là vào ngày 30 Tết, các gia đình sẽ làm một mâm cơm cúng để mời gia tiên về ăn Tết cùng con cháu.
Mâm cỗ cúng sẽ có đủ các món chay, mặn tùy theo điều kiện cảu gia chủ. Tuy nhiên sẽ có những đặc sản mùa tết như: Thịt kho trứng vịt, xôi, gà luộc, chả, … Hoặc một số gia đình có truyền thống sẽ nấu lại những món ăn mà ông bà khi còn sống rất thích dùng. Tất niên có ý nghĩa thể hiện lòng thành kính, tưởng nhớ đến các bậc tiền nhân, đấng sinh thành cũng như là dịp để gia đình sum họp khép lại một năm đã qua.
Cúng Giao Thừa
Lễ cúng giao thừa vào đêm 30 Tết có ý nghĩa bỏ qua những điều không hay trong năm cũ và đón chào những điều tốt đẹp nhất của năm mới sắp đến. Gia đình thường chuẩn bị lễ cúng ngoài trời và trong nhà để nghênh đón tài lộc và cầu gia đạo bình an.

Mâm cỗ cúng giao thừa ngoài trời thường gồm: 1 bát hương với 3 nén to, đĩa trái cây, hoa tươi, trầu cau, 2 ngọn nến, gà luộc, bánh, mứt, kẹo và trà rượu. Trong khi đó mâm cỗ cúng trong nhà có thể là mâm mặn bao gồm: Bánh, xôi đậu xanh, giò chả hoặc mâm ngọt gồm có bánh, mứt, kẹo, hoa quả.
Mâm cúng giáo thừa ngoài trời thường gồm: 1 bát lư hương với 3 nén to, trái cây, hoa tươi, bánh, kẹo,…Còn mâm cúng trong nhà thường là những món ăn như: Bánh, xôi, chả hoặc có thể bánh, kẹo, hoa quả tùy theo điều kiện của gia chủ.
Cúng Tân Niên
Lễ cúng Tân niên nhằm giúp gia chủ cầu mong được sự phước lành, may mắn và gặp nhiều thuận lợi trong năm mới. Cúng Tân niên thường diễn ra vào buổi trưa hoặc buổi chiều mùng 1 Tết.
Mâm cúng Tân niên sẽ có nhiều tùy biến dựa theo điều kiện của gia dình, nhưng không thể thiếu các món ăn đặc sản mùa Tết như: Bánh chưng, xôi, gà, chả,…Vào ngày này, phong tục dân gian thường kiêng cử sát sinh, nên nếu có cúng gà thì phải được chuẩn bị vào đêm trước đó. Sau khi cúng xong con cháu thụ lộc tổ tiên rồi cùng nhau đi chúc Tết, thăm hỏi họ hàng, bạn bè
Cúng Chiêu Điện và Tịch Điện
Vào mùng 2 Tết sẽ có 2 mâm lễ cúng. Mâm cơm cúng vào buổi sáng gọi Chiêu Điện, mâm cơm cúng vào buổi tối gọi là Tịch Điện. Cỗ cúng có thể là món mặn hoặc chay tuỳ theo phong tục từng gia đình. Nhà nào có thờ Phật thì nên có mâm cúng chay để dâng Phật.

Lễ cúng Chiêu Điện và Tịch Điện đều là làm cơm cúng mời ông bà tổ tiên ăn cùng con cháu. Chiêu Điện và Tịch Điện là lễ cúng buổi sớm và buổi tối, nghĩa là “sớm mời ông bà tổ tiên dậy mà ăn, tối mời ông bà tổ tiên đi ngủ”. Qua đó thể hiện sau khi mời ông bà tổ tiên về ăn Tết cùng con cháu thì phải hiếu kính mời nghỉ ngơi.
Lễ Cúng Hóa Vàng
Sau khi cúng hóa vàng, người ta vẩy vào mấy giọt rượu cúng trên bàn vì tục cho rằng có làm như thế mới thiêng. Trong bữa cơm hóa vàng, con cháu tề tựu đầy đủ, thân mật và sau đó chia tay, chấm dứt mấy ngày tết.
Sau khi cúng hóa vàng, người ta có phong tục vẩy những giọt rượ cúng trên bàn vì quan niệm cho rằng làm vậy mới được chứng giám. Trong bữa cơm, con cháu sẽ sum họp đầy đủ và sau đó chia tay, kết thúc những ngày ăn Tết.
Những lễ cúng trong Tết không chỉ mang ý nghĩa tâm linh mà còn mang đậm văn hóa vùng miền cũng như văn hóa dân tộc. Đó là lí do phải luôn duy trì và thay đổi để phù hợp hơn với xã hội phát triển hiện đại. Tuy nhiên vẫn có những lưu ý khác trong khi cúng Tết. Nhất là khi có gia đình có tang trong Tết. Tham khảo thêm tại đây