Việc xây dựng và chăm sóc mộ phần là một phần quan trọng trong văn hóa Việt Nam, mang ý nghĩa tôn kính với người đã khuất và đảm bảo sự an lành trong phong thủy gia đình. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá cách xây dựng, bảo dưỡng và chăm sóc mộ phần, đồng thời trả lời những câu hỏi thường gặp về chủ đề này.
100 mẫu mộ đẹp từ trước đến nay
- 1. 100 mẫu mộ đẹp từ trước đến nay
- 1.1. Mộ đá
- 1.2. Mộ đá nguyên khối (Mộ đá khối)
- 1.3. Mộ tròn
- 1.4. Mộ xây gạch nông thôn
- 1.5. Mộ lăng gia đình (mộ tổ, mộ gia tộc) quý tộc
- 1.6. Mẫu mộ có mái che siêu sang
- 1.7. Mộ đơn đẹp
- 1.8. Mộ đá đôi đẹp
- 1.9. Mộ đơn giản
- 1.10. Mộ người hoa
- 1.11. Mộ công giáo
- 1.12. Mộ tam cấp
- 1.13. Mộ tháp đá
- 1.14. Mộ đá ong
- 1.15. Mộ chum
- 1.16. Mộ thuyền
- 2. Bia mộ và nội dung ghi trên bia mộ
- 3. Xây mộ
- 4. Chăm sóc mộ phần
- 5. Phong thủy mộ phần
- 6. Kế hoạch trăm tuổi – Blackstones lo hết pháp lý, phong thủy và lễ nghi tiễn đưa
- 7. Các câu hỏi thường gặp
Mộ đá
Mộ đá từ nhiều loại đá tự nhiên bao gồm mộ đá xanh, mộ đá trắng, mộ đá hoa cương – mộ đá granite, mộ ốp đá kim sa, có độ bền cao và thiết kế đa dạng. Đặc biệt, giá mộ đá nguyên khối chắc chắn sẽ rất cao vì độ sắc sảo và tinh tế của đá. Giá mộ đá hoa cương sẽ mắc do độ bền vượt trội, chống thấm cao.
Mộ đá nguyên khối (Mộ đá khối)
Mộ được xây dựng hoàn toàn từ các khối đá tự nhiên lớn, nguyên khối gia công và chế tác kỹ lưỡng, đảm bảo tính bền vững, đẹp mắt và trang trọng, mang lại sự uy nghi và bền bỉ qua thời gian.
Mộ tròn
Thường thấy là mộ đá tròn, hình tròn tượng trưng cho sự hoàn hảo và trọn vẹn trong văn hóa Á Đông.
Mộ xây gạch nông thôn
Phổ biến ở nông thôn, được xây bằng gạch ốp mộ và lát gạch men bên ngoài.
Mộ lăng gia đình (mộ tổ, mộ gia tộc) quý tộc
Lăng mộ lớn, dành cho cả gia đình hoặc dòng họ, thường được xây bằng đá hoặc xi măng. Giá lăng mộ bằng đá đa dạng dựa trên quy mô dòng tộc.
Mẫu mộ có mái che siêu sang
Được thiết kế với phần mái che phía trên để bảo vệ mộ khỏi thời tiết khắc nghiệt như mưa, nắng. Mẫu mộ này thường được xây vững chắc và thẩm mỹ mang vẻ trang trọng và uy nghiêm cho khu vực mộ. Loại mộ này rất phổ biến trong các khu lăng mộ gia đình.
Mộ đơn đẹp
Mộ đơn thường có bia mộ và không gian để dâng hương, thờ cúng dành cho 1 cá nhân.
Mộ đá đôi đẹp
Loại mộ dành cho hai người, thường là vợ chồng hoặc người thân trong gia đình được chôn cất cùng nhau. Mộ đá đôi được thiết kế với không gian rộng hơn so với mộ đơn, có hai phần mộ cạnh nhau, thể hiện sự gắn bó và vĩnh cửu trong đời sống và sau khi qua đời.
Mộ đơn giản
Thiết kế nhỏ gọn, thường được chọn vì kinh phí và không gian.
Mộ người hoa
Thiết kế thường có phần uốn cong hoặc hình cánh cung, đặc biệt là phần mộ phía sau lưng mộ (phần hậu). Hình dáng này tượng trưng cho vòng tay bảo vệ của tổ tiên, giúp linh hồn người đã khuất an nghỉ trong sự che chở.
Mộ công giáo
Thánh giá được đặt phía trên mộ hoặc được khắc trên bia mộ, tượng trưng cho sự hy sinh của Chúa Giêsu và niềm tin vào sự cứu rỗi linh hồn.
Mộ tam cấp
Thiết kế gồm ba bậc hoặc ba tầng, được xây dựng theo kiểu bậc thang. Đây là một dạng mộ truyền thống trong văn hóa xây dựng lăng mộ của người Việt. Mang ý nghĩa về sự hài hòa, cân bằng, tượng trưng cho trời, đất và con người.
Mộ tháp đá
Hình dáng giống tháp, thường làm từ đá tự nhiên, như đá xanh, đá hoa cương. Loại mộ này chủ yếu dành cho các vị tăng ni, phật tử hoặc người có địa vị trong tôn giáo. Mộ tháp đá mang tính thẩm mỹ cao, có ý nghĩa tâm linh sâu sắc, tượng trưng cho sự bình an và giải thoát. Các tầng của tháp tượng trưng cho các cấp bậc tâm linh trong Phật giáo, và mộ thường được đặt tại những khu vực thiêng liêng.
Mộ đá ong
Được xây dựng từ đá ong, một loại đá tự nhiên đặc biệt có cấu trúc tổ ong, với bề mặt thô ráp và nhiều lỗ nhỏ li ti giống như tổ ong. Đá ong thường có màu nâu đỏ hoặc vàng, là vật liệu phổ biến trong xây dựng truyền thống tại một số vùng nông thôn Việt Nam, đặc biệt là khu vực miền Bắc và miền Trung.
Mộ chum
Hình thức mai táng từ mộ cổ, trong đó hài cốt của người đã khuất được đặt vào một cái chum lớn làm từ đất nung hoặc gốm sứ. Đây là kiểu mộ đặc trưng trong văn hóa chôn cất của người Việt thời tiền sử, thường xuất hiện ở các khu vực khảo cổ. Mộ chum thường có hình dáng tròn, bảo vệ hài cốt bên trong và được chôn sâu dưới lòng đất.
Mộ thuyền
Được chế tác từ những thân cây lớn. Người xưa khéo léo khoét rỗng thân cây, tạo thành hai nửa hoàn chỉnh. Hai nửa này được ghép lại với nhau, 4 góc quan tài thường có lỗ chốt để cố định (sau khi chôn xuống bùn) tạo nên một không gian an nghỉ cuối cùng cho người đã khuất.
Bia mộ và nội dung ghi trên bia mộ
Bia mộ không chỉ là nơi ghi lại thông tin về người đã khuất, mà còn là biểu tượng tôn vinh và tưởng nhớ tổ tiên. Cách ghi bia mộ đòi hỏi sự chính xác, tôn trọng truyền thống và đôi khi có những quy tắc đặc biệt trong văn hóa, nhất là với bia mộ dòng họ.
Cách ghi bia mộ dòng họ
Việc ghi bia mộ dòng họ có ý nghĩa rất lớn trong việc duy trì và tôn vinh các thế hệ của gia đình. Cấu trúc phổ biến như sau:
- Tên dòng họ: Được ghi phía trên cùng hoặc phía trước dòng tên người quá cố.
- Họ và tên đầy đủ của người đã khuất.
- Ngày tháng năm sinh và năm mất: Thường được ghi chính xác và chi tiết để con cháu dễ nhớ và thuận tiện trong việc viếng thăm.
- Câu đối hoặc lời cảm tạ: Một số bia mộ dòng họ có thêm câu đối ở hai bên, thể hiện lòng kính trọng và biết ơn đối với người đã khuất.
Cách ghi bia mộ cho cá nhân
Cách ghi bia mộ cá nhân cũng rất quan trọng, yêu cầu nội dung súc tích nhưng đầy đủ thông tin. Thông tin trên bia mộ bao gồm:
- Tên họ người quá cố: Thường được ghi to và rõ ràng ở chính giữa bia mộ.
- Năm sinh – năm mất: Yếu tố không thể thiếu giúp con cháu nhớ ngày giỗ và tưởng nhớ.
- Lời chia sẻ hoặc câu kinh: Một số người chọn thêm câu chia sẻ, kinh thánh hoặc câu nói tôn vinh người đã khuất.
Ngoài ra, có thể ghi thêm tước hiệu (nếu có), như “Ông/Bà”, “Cụ Ông/Cụ Bà” để thể hiện sự tôn trọng.
Chữ ghi trên lăng mộ
Chữ ghi trên lăng mộ thường được khắc với phông chữ đẹp, dễ đọc, thể hiện sự kính trọng. Phong cách chữ viết có thể khác nhau tùy thuộc vào yêu cầu của gia đình, có thể sử dụng chữ Hán hoặc chữ Quốc ngữ.
Một số lưu ý khi chọn chữ ghi trên lăng mộ:
- Chọn phông chữ đơn giản, dễ đọc: Để tránh làm mất đi tính trang nghiêm, chữ viết nên rõ ràng và sắc nét.
- Nội dung ngắn gọn, súc tích: Tránh ghi quá nhiều thông tin rườm rà. Nội dung chính là tên, ngày tháng năm sinh và năm mất của người quá cố.
- Thêm câu đối hoặc lời kinh: Nếu cần, các câu đối hoặc lời kinh nên được chọn lọc kỹ lưỡng để thể hiện sự trang trọng và tôn nghiêm.
Khung bia mộ
Khung bia mộ là phần bảo vệ và cũng là chi tiết trang trí cho bia mộ, giúp tôn lên vẻ đẹp và sự trang nghiêm của mộ phần. Khung bia thường được làm từ các vật liệu như đá granite, đá xanh, hoặc đá trắng, với nhiều kiểu dáng khác nhau để phù hợp với thiết kế của mộ phần.
Các loại khung bia mộ phổ biến:
- Khung bia đơn giản: Thường được sử dụng cho những ngôi mộ có thiết kế tinh gọn, trang nhã, với các đường viền nhẹ nhàng.
- Khung bia mộ chạm khắc hoa văn: Khung bia mộ có thể được chạm khắc các họa tiết truyền thống như rồng, phượng, hoa sen hoặc mây nước, mang ý nghĩa phong thủy tốt lành.
- Khung bia đá granite: Loại đá này thường được sử dụng vì độ bền cao, màu sắc trang nhã và khả năng chịu được thời tiết khắc nghiệt.
Bia mộ công giáo
Bia mộ Công giáo thường khắc tên người quá cố, ngày sinh và ngày mất, kèm theo câu kinh hoặc lời cầu nguyện bằng chữ La-tinh hoặc tiếng mẹ đẻ. Cụm từ “R.I.P” (Rest in peace – Yên nghỉ trong bình an) cũng thường được khắc trên bia mộ.
Ngoài thánh giá, bia mộ có thể có các biểu tượng Công giáo khác như hình ảnh Đức Mẹ Maria, Chúa Giêsu, các thiên thần, hoặc các vị thánh. Những biểu tượng này thể hiện niềm tin vào sự bảo vệ và cầu nguyện cho người đã khuất.
Xây mộ
Xây dựng mộ phần yêu cầu sự cẩn trọng trong việc chọn vị trí, thiết kế, và chất liệu. Nhiều gia đình chọn lăng mộ đá vì độ bền cao và vẻ đẹp cổ kính. Ngoài ra, mộ phần phải tuân theo các yếu tố phong thủy, đảm bảo vị trí mộ phù hợp với tuổi và mệnh của gia chủ.
Những Bước Cơ Bản
1. Chọn địa điểm: Xem thầy phong thủy để chọn hướng đất mộ phần phù hợp.
2. Kích thước mộ xây gạch
Sử dụng thước Lỗ Ban xây mộ để chọn số đo theo các cung tốt như Tài, Nghĩa, Quan, Bản đảm bảo sự thuận lợi trong đời sống tâm linh.
- Kích thước huyệt mộ phổ biến 2,2 x 0,9 x 1,5m.
- Kích thước mộ: 2,4 x 1,4 x 0,8 m.
- Kích thước mộ đá đơn: chọn theo lỗ ban (1,07 x 0,69m; 1,27 x 0.81m; 1,47 x 0,89m; 1,67 x 1,07m; 2,32 x 1,17m)
- Kích thước xây mộ đôi: chọn theo lỗ ban (1,47 x 1,47m; 1,27 x 1,67m; 1,67 x 1,67m; 1,79 x 1,79m; 1,67 x 1,97m; 1,67 x 2,17m).
Kích thước xây mộ sau cải táng: 1,5 x 1 x 0,8 m.
Kích thước huyệt mộ sau cải táng: 1,2 x 0,8 x 0,8 m.
3. Thiết kế mộ: Chọn giữa các kiểu mộ đá, mộ gạch, hoặc lối kiến trúc hiện đại tùy thuộc vào thẩm mỹ và kinh phí.
Thiết kế lăng mộ gia đình – Mộ gia tộc – Mộ tộc tại Sala Garden
4. Chất liệu: Đá xanh, đá hoa cương – granite hoặc gạch là các lựa chọn phổ biến.
Những điều kiêng kỵ khi xây mộ
- Tránh xây mộ vào ngày, giờ xung khắc với tuổi của người đã khuất và gia đình.
- Không được đặt hướng thẳng vào nhà hay hướng vào núi.
- Tránh các vị thế đất xấu như nơi lồi lõm, có dòng chảy dưới đất hoặc đất yếu dễ sụt lún.
Những điều kiêng kỵ khi sửa mộ
- Không sửa mộ vào dịp lễ Tết ảnh hưởng xấu đến sự an lành của gia đình.
- Không di chuyển hướng mộ hoặc thay đổi vị trí một cách tùy tiện.
Chăm sóc mộ phần
Chăm sóc mộ phần định kỳ giúp giữ gìn sự tôn nghiêm và bảo vệ mộ khỏi những yếu tố thời tiết để tránh tình trạng xuống cấp. Các công việc chăm sóc:
- Làm sạch mộ: Loại bỏ cỏ dại, quét dọn bề mặt mộ.
- Trồng cây xanh: Chọn những loại cây tốt theo phong thủy để trồng quanh mộ.
- Sửa chữa và bảo dưỡng: Xử lý các vết nứt, sụt lún hoặc thay thế bia mộ khi cần thiết.
Khu mộ đẹp được chăm sóc tỉ mỉ bởi nhân viên Sala Garden
Phong thủy mộ phần
Phong thủy mộ phần đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự hài hòa giữa người sống và người đã khuất. Việc chọn hướng mộ, ngày tốt để xây mộ là các yếu tố quan trọng nhằm mang lại tài lộc và bình an cho gia đình.
Những lưu ý
- Hướng mộ theo tuổi người chết: Cần xem xét kỹ lưỡng hướng đặt mộ theo tuổi của người đã khuất.
- Chọn ngày xây mộ: Ngày tốt được xem là mang lại may mắn, tránh những ngày xấu trong lịch âm.
- Vị trí đặt bát hương trên mộ: Đặt chính giữa trước di ảnh hoặc đuôi mộ
Những điều kiêng kỵ khi bốc mộ
Những người có tuổi xung khắc với người đã khuất, hoặc tuổi phạm Kim Lâu, Hoang Ốc, và Tam Tai nên tránh tham gia việc bốc mộ để tránh mang lại điều không may cho bản thân và gia đình. Theo quan niệm dân gian, năm nhuận mang tính bất ổn về phong thủy, và bốc mộ vào năm này có thể làm xáo trộn linh hồn của người đã khuất, ảnh hưởng đến vận khí của dòng họ.
Kế hoạch trăm tuổi – Blackstones lo hết pháp lý, phong thủy và lễ nghi tiễn đưa
Kế hoạch trăm tuổi là một giải pháp chăm lo hậu sự toàn diện bao gồm chăm sóc giảm nhẹ – chăm sóc cuối đời, chu toàn pháp lý – nghi thức tang lễ và nơi chôn cất,…
Trong đó với hình thức an táng gồm có đất mộ phần + chăm sóc mộ phần, đảm bảo sự yên nghỉ lâu dài và chu đáo cho người đã khuất tại hoa viên sinh thái Sala Garden hiện đại. Sala được biết đến các công trình quy hoạch mộ đạt chuẩn từ hệ thống tối tân BIM và công nghệ xử lý khí thải từ kim tĩnh.
Vì vậy, gia đình không cần lo lắng về việc bảo dưỡng mộ, từ bảo trì đến giữ gìn cảnh quan. Blackstones sẽ chăm sóc chu đáo cho cả người sống và người đã khuất.
Các câu hỏi thường gặp
1. Mộ kết là gì?
Mộ kết (mộ phát) theo tâm linh là một điềm lành hiếm gặp, người đã khuất có phước phần lớn, xác không phân hủy dù chôn lâu có tơ kết – chất keo bao phủ, phát sinh những hiện tượng tốt như đất mộ nở to, mộ mọc cây xanh tốt, cỏ mịn. Thậm chí cành cây, hoa cắm vào mộ có thể tươi trở lại.
Tuy nhiên, không nên nhầm lẫn mộ kết với trường hợp xác không phân hủy do tiêm thuốc hoặc hóa chất.
2. Nên trồng cây gì quanh mộ phần? Trồng cây gì trên mộ là tốt nhất?
Cảnh quan khu mộ phần nên được trồng bởi những loài cây sau:
- Cây tùng, cây bách: Tượng trưng cho sự trường thọ, bình an và vững chãi.
- Cây hoa cúc: Biểu tượng của lòng hiếu thảo và kính nhớ.
- Cây tre, trúc: Mang lại may mắn, thể hiện sự thanh cao và bền bỉ.
- Cỏ nhật: Tạo sự mềm mại, dễ chăm sóc và thanh lịch cho khu vực mộ.
3. Những cây không nên trồng ở mộ
- Cây dâu tằm: Theo dân gian, cây dâu mang ý nghĩa không tốt, vì “dâu” trong tiếng Hán Việt đồng âm với từ “tang” (đám tang).
- Cây liễu: Tượng trưng cho sự chia lìa, mất mát, thường được kiêng trồng ở mộ.
- Cây đa, cây si: Rễ phát triển mạnh, dễ phá hủy cấu trúc mộ phần, gây xáo trộn long mạch.
- Cây mít: Gây ẩm ướt, ảnh hưởng đến sự khô ráo của mộ.
4. Có nên đi thăm mộ thường xuyên?
Không cần thiết phải thăm viếng mộ quá thường xuyên mà quan trọng là sự thành tâm và chu đáo. Những ngôi mộ xưa chưa được quy hoạch mang nhiều âm khí và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.
5. Mộ bị lún là điềm gì?
Mộ mới bị sụt đất theo phong thủy có thể là điềm báo xấu, liên quan đến sự bất ổn về long mạch hoặc sự bảo dưỡng mộ phần không đúng cách. Khi mộ bị lún, người ta thường lo ngại rằng điều này sẽ ảnh hưởng đến vận mệnh của con cháu trong gia đình. Tuy nhiên, về mặt thực tế, mộ lún có thể là do đất yếu hoặc kết cấu mộ không đảm bảo, cần sửa chữa kịp thời để tránh những hư hại nghiêm trọng hơn.
6. Quật mộ trùng ma hay quật mộ trùng tang có nghiêm trọng?
Đây là những hiện tượng tâm linh được coi là rất nghiêm trọng. Khi xảy ra, nó có thể dẫn đến việc trong dòng họ hoặc gia đình liên tục có người mất trong khoảng thời gian ngắn, gây ra sự lo lắng và sợ hãi. Gia đình sẽ phải làm lễ cúng bái và mời thầy để giải trừ những ảnh hưởng xấu.
Việc chăm lo mộ phần không chỉ thể hiện lòng hiếu thảo và tôn kính đối với người đã khuất, mà còn là cách bảo vệ phong thủy và sự bình an cho cả dòng tộc. Với giải pháp kế hoạch 100 tuổi, gia đình có thể yên tâm về việc an táng và chăm sóc mộ phần lâu dài. Hãy liên hệ công ty dịch vụ tang lễ Blackstones để lên kế hoạch cho một cuộc đời viên mãn.